Công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí đầu

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 52)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí đầu

tƣ cho giáo dục của tỉnh Quảng Ninh

a. Công tác xây dựng đội ngũ

Đội ngũ cán bộ quản lý của Quảng Ninh có trình độ đạt chuẩn là 100%, có đủ năng lực quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tất cả đều được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, tỷ lệ bố trí giáo viên/lớp ở tiểu học 1,5; trung học cơ sở 1,9; trung học học phổ thông 2,25. Trình độ đạt chuẩn các cấp học đạt tỷ lệ 98,98% hiện chỉ còn một số giáo viên cấp học mầm non; giáo viên dạy thể dục ở cấp Tiểu học, THCS; giáo viên Tin học và Nhạc họa, Mỹ thuật THCS chưa đạt chuẩn. Tỷ lệ trên chuẩn ở các cấp học Mầm non là 49,76%, Tiểu học: 62,9%, THCS: 25,41%, THPT: 5,0%. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh hàng năm đều tăng, đã trở thành đội ngũ cốt cán, làm lực lượng lòng cốt trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.

Công tác bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên được quan tâm, hàng năm có trên 100 giáo viên phổ thông được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ, chỉ đạo rà soát, phân loại đội ngũ cán bộ công chức trong toàn ngành, triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức tuyên truyền vận động những giáo viên tuổi cao, sức yếu, trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn, năng lực chuyên môn yếu về nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng giáo viên mới, có trình độ năng lực giảng dạy trong các cơ sở trường học. Tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí đóng góp bao hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho giáo viên mầm non dân lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Xây dựng cơ sở vật chất trường học

Trong những năm qua ngành đã xây dựng nhiều đề án tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học, có tác dụng tích cực khuyến khích các địa phương huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt kết quả cao gấp nhiều lần so với năm 2007. Tính đến tháng 12/2011 toàn ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ninh có 15847 phòng học trong đó có 5.471 phòng học kiên cố và kiên cố cao tầng.

Cùng với việc xây dựng trường, lớp kiên cố, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chỉ đạo các trường đầu tư kinh phí mua sắm đủ bàn ghế và các trang thiết bị, đồ dùng dạy - học, sách thư viện phục vụ cho đổi mới và giảm tải chương trình.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học được quan tâm chỉ đạo, đến nay toàn ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 229/625 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non: 35 trường, tiểu học: 113 trường, THCS: 56 trường và THPT: 16 trường.

Nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng trường xanh - sạch - đẹp được phát huy mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh tham gia bảo vệ môi trường.

c. Kinh phí đầu tư

Hàng năm ngân sách tỉnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo đều tăng, đảm bảo đủ chỉ tiêu kế hoạch liên Bộ thông báo. Công tác tham mưu đề xuất, tranh thủ nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo được tăng cường. Công tác quản lý tài chính được chỉ đạo chặt chẽ theo đúng quy định của Luật Ngân sách, Nhà nước quy định quản lý tài chính và lệnh Kế toán Thống kê quy định hiện hành như: thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu được Nhà nước cho phép, sử dụng đúng mục đích, thực hiện chi tiết kiệm có hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, ưu tiên đầu tư cho các hoạt động giáo dục mũi nhọn và các phong trào xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia, công tác thi đua khen thưởng.v.v. mang lại hiệu quả cao, tạo động lực khuyến khích thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Chỉ đạo các trường thực hiện đúng các quy định về công khai tài chính.

1.2.4. Công tác quản lý, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo

Công tác quản lý, chỉ đạo được tăng cường luôn có sự đổi mới cải tiến và nâng cao hiệu quả trong từng hoạt động của sự nghiệp giáo dục cụ thể là:

-Đã tích cực chủ động xây dựng các đề án tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục như: chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học; chế độ trợ cấp cho giáo viên các trường mầm non dân lập; chế độ đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân tài; chính sách hỗ trợ xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia, xây dựng kiên cố hoá trường, lớp học; việc áp dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy mang lại hiệu quả cao. Công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch được chỉ đạo có nền nếp, mang lại hiệu quả tốt. Ngành luôn xác định việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch là chỉ tiêu pháp lệnh, là chỉ tiêu đánh giá thi đua của từng đơn vị.

-Các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn được cụ thể hoá theo từng công việc, được phân công trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách và thường xuyên có sự kiểm tra đánh giá, phân tích rõ mục tiêu nhiệm vụ về: kết quả đạt được, tồn tại thiếu sót, tìm nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

-Công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành thường xuyên có tác dụng tích cực trong việc duy trì kỷ cương, nền nếp trong dạy và học, trong thi cử và tuyển sinh, trong bình xét đánh giá phân loại và xếp loại thi đua tạo động lực tốt cho việc chấp hành và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác thi đua, khen thưởng được cụ thể hoá tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, theo các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, theo các đợt phát động thi đua, với nhiều hình thức phong phú được các đơn vị trường học hưởng ứng tổ chức thực hiện, trong những năm qua đã có nhiều tập thể đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến được Hội đồng thi đua các cấp khen thưởng, có tác động tích cực thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt trong ngành.

- Công tác thông tin, tuyên truyền ngoài việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, ngành đã chỉ đạo thực hiện hộp thư điện tử cá nhân đối với 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành để kịp thời tiếp nhận các thông tin báo cáo đạt chất lượng hiệu quả cao.

- Công tác phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các sở, ngành và UBND huyện, thị xã luôn chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác xây dựng và củng cố các tổ chức đoàn thể trong trường học. Đến nay, hầu hết các cơ sở trường học đều có chi bộ đảng, tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt trên 30%. Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động nền nếp.

Tuy vậy, công tác chỉ đạo còn có một số hạn chế cụ thể:

- Hệ thống trường dạy nghề tương đối hợp lý so nhu cầu, công tác tư vấn tuyển sinh đã được quan tâm tương đối tốt cụ thể hàng năm vào dịp tháng 3 Tỉnh đoàn cùng Sở Giáo dục và Đào tạo kết hơp tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi và định hướng nghề nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được nhiều học sinh đăng ký thi tuyển vào các trường TTCN, Cao đẳng nghề, Công nhân kỹ thuật,... một số trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề, đào tạo nghề cho học sinh, cho người lao động, chưa đảm bảo mục tiêu tạo nguồn lực cho tỉnh.

- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các loại hình đào tạo (công lập và ngoài công lập), giữa các địa bàn (khu trung tâm và các khu lẻ). Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật vẫn còn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác xây dựng trường chuẩn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các điều kiện về đội ngũ, kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, mặt bằng xây dựng

- Trình độ giáo viên chưa đồng đều, bố trí sắp xếp chưa đồng bộ (môn thừa, môn thiếu). Đội ngũ cán bộ thư viện ở các trường một số lượng không nhỏ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc chưa đảm bảo đạt chuẩn so với cấp học, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nên chất lượng hiệu quả công việc đạt được chưa cao. Số giáo viên Mầm non trong biên chế ít, khó trong việc bố trí để làm cán bộ quản lý, một bộ phận giáo viên Mầm non tư thục khu vực nông thôn, vùng khó khó khăn thu nhập thấp chưa hướng nhiều đến hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

- Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo có tăng nhưng tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp chiếm tỷ lệ cao (trên 85%), kinh phí đầu tư cho dạy và học ít mới chỉ đạt ở mức tối thiểu. Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học ở một số địa phương còn hạn chế, còn trông chờ vào vốn hỗ trợ của Nhà nước.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:

- Nhận thức về giáo dục và đào tạo của một số cán bộ và nhân dân ở một số địa phương nhất là vùng điều kiện kinh tế còn kém phát triển, dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên chưa tạo được nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục phát triển. Một số địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học chưa có sự đầu tư tập trung, dứt điểm, còn dàn trải.

- Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch chưa tạo dựng được những điển hình nổi trội và những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đột phá trong giáo dục và đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc liên kết, phối hợp giữa giáo dục với các lực lượng xã hội, giữa nhà trường, gia đình chưa được quan tâm đúng mức.

- Hệ thống văn bản pháp lý quy định về việc phân cấp quản lý giáo dục chưa đầy đủ, rõ ràng còn chồng chéo trong quản lý chỉ đạo, trong chủ trì và phối hợp.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH

2.3.1. Nhận thức của cán bộ và giáo viên về công tác chủ nhiệm trong các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh hàng năm có số học sinh tốt nghiệp THCS được vào học các THPT chiếm tỷ lệ cao trên 95%. Năm học 2010 - 2011, có 1189 lớp và học sinh THPT 42269. Năm học 2010 - 2011 có 1189 giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm chiếm gần 50% số giáo viên trong tỉnh.

Để đánh giá thực trạng công tác của giáo viên chủ nhiệm, trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT ở Quảng Ninh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 9 cán bộ quản lý và 125 giáo viên của 6 trường THPT tỉnh Quảng Ninh: trường THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành thị xã Quảng Yên; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long.

Câu hỏi đặt ra là: “Theo đồng chí mỗi lớp trong một trường THPT có một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, hay cả khối chỉ cần một giáo viên quản lý phụ trách cả khối?”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm

Đối tƣợng khảo sát

Số ý kiến tán thành mối khối có 1 GVCN lớp Số ý kiến tán thành mối lớp có 1 GVCN lớp Số lượng % Số lượng % CBQL 0 0 9 100 Giáo viên 11 8,87 113 91,12 Tổng 11 9,73 122 91,73

Qua số liệu trên, chúng ta thấy chỉ có 9,73% số giáo viên và không có cán bộ quản lí nào được khảo sát cho rằng mỗi khối cần có một giáo viên chủ nhiệm, trong khi đó có tới 91,73% số người được hỏi cho rằng mỗi lớp cần có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều đó thể hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, thực hiện các nhiệm vụ năm học. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức thái độ học tập của học sinh, trong việc thực hiện nền nếp trong nhà trường, có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách, tạo hành trang để bước vào đời, xây dựng ước mơ, định hướng nghề nghiệp, là cầu nối giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.

2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm

Chúng tôi đã khảo sát 9 CBQL và 125 giáo viên của các trường THPT tỉnh Quảng Ninh: THPT Quảng La, THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; THPT Bạch Đằng, THPT Đông Thành thị xã Quảng Yên; Trường THPT Bãi Cháy, THPT Ngô Quyền, thành phố Hạ Long về vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Kết quả đánh giá được tính theo điểm số (Điểm trung bình x: 0  x  2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đối với vai trò của chủ nhiệm

STT Nội dung câu hỏi

Các mức độ

x Thứ

bậc

Đồng ý Phân vân Không

đồng ý

SL % SL % SL %

1

GVCN lớp trong các trường THPT có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị , nhiệm vụ năm học của nhà trường?

126 94,7 07 5,2 0 0 1,89 2

2

Hiện nay đội ngũ giáo viên trong các trường THPT đã đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp?

97 72,9 36 27,1 0 0 1,46 3

3

Đứng trước yêu cầu mới đang bộc lộ sự hẫng hụt về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực ?

102 76,7 31 23,3 0 0 1,53 3

4

Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao trong công việc ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mức độ:

Đồng ý: 2 điểm phân vân: 1 điểm không đồng ý: 0 điểm Điểm TB: 0  x  2

Cả ba lí do được hỏi về sự cần thiết của giáo viên chủ nhiệm, đều được đa số ý kiến đã khảo sát tán thành sự cần thiết của chúng. Trong đó lí do thứ 4: do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)