9. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý của hiệu trƣởng đối với công tác chủ nhiệm
CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH 2.4.1. Những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trƣởng trƣờng THPT ở Quảng Ninh đã thực hiện
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 125 giáo viên ở 6 trường THPT tỉnh Quảng Ninh: trường THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành thị xã Quảng Yên; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long về những biện pháp hiệu trưởng đã thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.7: Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của hiệu trƣởng (ĐTB x: 0 x 3) STT Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ x Thứ bậc Làm tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch công tác chủ nhiệm 116 92,8 9 7,2 0 0 2,78 1 2
Tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về chủ nhiệm 108 86,4 11 8,8 6 4,8 2,59 3 3 Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với giáo viên chủ nhiệm, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
89 71,2 16 12,8 16 20 2,13 4
4
Tìm giáo viên chủ nhiệm giỏi thông qua ứng xử các tình huống sư phạm
86 68,8 13 10,4 26 20,8 2,06 5
5
Tăng cường quản lý về các hoạt động chủ nhiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua số liệu bảng cho thấy:
Biện pháp có kế hoạch công tác chủ nhiệm, ĐTB x= 2,78; xếp thứ bậc 1, có tới 92,8% ý kiến cho rằng các hiệu trưởng làm tốt.
Biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm, ĐTB x= 2,59; xếp thứ bậc 3, có tới 86,4% ý kiến cho rằng các hiệu trưởng làm tốt.
Biện pháp tăng cường quản lý hành chính về các hoạt động công tác chủ nhiệm, ĐTB x= 2,69; xếp thứ bậc 2, có tới 89,6% ý kiến cho rằng các hiệu trưởng làm tốt.
Như vậy, các biện pháp 1,2,5 là biện pháp mà bất cứ hiệu trưởng nào cũng thực hiện.
Biện pháp 3, ĐTB x= 2,13; xếp thứ bậc 4. Biện pháp 4, ĐTB x= 2,06; xếp thứ bậc 5.
Theo ý kiến của giáo viên, biện pháp 3 có tới 12,8% ý kiến cho rằng hiệu trưởng làm chưa tốt. Biện pháp 4 có 10,4% ý kiến cho rằng hiệu trưởng làm chưa tốt.
Qua phỏng vấn được biết nguyên nhân của biện pháp 3, biện pháp 4 thực hiện chưa tốt là chưa có quy định cụ thể về tiêu chí giáo viên chủ nhiệm giỏi, chế độ đãi ngộ động viên chưa kịp thời, chưa động viên được người làm tốt. Như vậy, trong các biện pháp hiệu trưởng đã thực hiện để quản lý hoạt động chủ nhiệm ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh, cần được phối hợp tốt với các biện pháp sau:
- Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ. Bởi vì, có một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vững vàng sẽ làm tốt:
+ Giáo dục đạo đức học sinh.
+ Giáo dục được truyền thống của địa phương, của nhà trường. + Quản lý được nền nếp học tập của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt.
+ Xây dựng tập thể lớp thành tập thể đoàn kết nhất trí. + Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường vững mạnh là nòng cốt để chỉ đạo thực hiện nền nếp trong nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, TDTT,... giúp học sinh thêm yêu quê hương, đất nước, yêu mái trường.
- Làm tốt các phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng, từng đợt. Cuối mỗi đợt thi đua có tổng kết, khen thưởng kịp thời.
- Ngoài ra hiệu trưởng còn chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi: thi văn nghệ, thể dục thể thao, làm cho phong trào thi đua trong nhà trường ngày càng sinh động. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm chỉ đạo tốt các hoạt động tập thể, là động lực để thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
- Trong năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chủ nhiệm tốt, sát với tình hình thực tế nhà trường sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm chủ động trong việc xây dựng được các hoạt động chủ điểm cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ sát với tình hình thực tế của lớp. Do đó có tới 92,8% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp này hiệu trưởng đã làm tốt.
- Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra hoạt động chủ nhiệm như vậy giúp cho giáo viên tránh được những việc đáng tiếc xảy ra trong trường, phát hiện kịp thời những mặt chưa làm được, còn hạn chế trong quản lý để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
Hiệu trưởng phải:
+ Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
+ Quản lý các mối quan hệ giữa GVCN với các giáo viên trong trường. + Quản lý các mối quan hệ giữa GVCN với đoàn trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Quản lý mối quan hệ giữa GVCN với học sinh.
+ Quản lý mối quan hệ giữa GVCN với phụ huynh học sinh. + Quản lý các công việc của GVCN.
Nếu làm tốt quản lý các công việc trên của GVCN thì hiệu trường sẽ điều hành các hoạt động nhà trường một cách nhịp nhàng (kể cả các công việc cần giải quyết ngay).
2.4.2. Hiệu quả các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng với công tác chủ nhiệm trong các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
Chúng tôi đã khảo sát 9 cán bộ cán quản lý và 125 giáo viên về việc quản lý và bồi dưỡng đội ngũ làm công tác chủ nhiệm ở 6 trường THPT tỉnh Quảng Ninh: THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành thị xã Quảng Yên; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long.
Câu hỏi: theo đồng chí việc quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm trong các trường THPT đã làm tốt chưa?
Bảng 2.8: Khảo sát việc quản lý của hiệu trƣởng với công tác GVCN Ý kiến trả lời Cán bộ quản lý Giáo viên Tổng hợp
SL % SL % SL %
Rất tốt 0 0 14 11,2 14 10,45
Tốt 7 77,78 89 71,2 96 71,64
Trung bình 2 22,22 20 16 22 16,42
Yếu 0 0 2 1,6 2 1,5
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy việc quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm lớp trong các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh: hiệu trưởng có làm, mức độ đạt tương đối tốt, thể hiện 71,64% số ý kiến được hỏi cho là các hiệu trưởng làm tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua phỏng vấn: 28 cán bộ quản lý, bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên 6 trường THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành huyện Yên Hưng; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long với câu hỏi “Theo đồng chí công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường đồng chí được thực hiện như thế nào ?” thì có nhiều ý kiến cho rằng Lãnh đạo các nhà trường đã có sự quan tâm tới hoạt động chủ nhiệm, song chưa thật sát sao cụ thể: việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trẻ còn ít được quan tâm, bồi dưỡng kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt còn một số hạn chế nhất định, việc kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ mới tập trung vào các thời điểm đầu năm và cuối học kỳ I.
2.4.4. Những thuận lợi, khó khăn của hiệu trƣởng trong quản lý công tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
* Những thuận lợi:
- Đảng ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Điều này được thể hiện trong quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII; Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X.
- Các nhà trường đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, giúp cho nâng cao chất lượng giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Được sự quan tâm của nhà nước về chiến lược phát triển con người, chúng tôi thấy hiện nay về trí tuệ, về sức khoẻ học sinh phát triển tốt, đại đa số học sinh là chăm ngoan.
- Công tác xã hội hoá giáo dục đạt tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trường.
- Học sinh học trong các trường THPT hiện nay đại đa số cùng một lứa tuổi, có chênh lệch nhau không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.
- Hiện nay đại đa số giáo viên gắn bó với trường, với lớp.
- Đặc biệt đời sống của giáo viên được cải thiện mọi người yên tâm công tác.
- Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, nhân dân dễ dàng tiếp xúc với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật, trong giáo dục.
- Các hình thức thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ, thuận lợi trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với hiệu trưởng.
* Những khó khăn:
- Do nhu cầu học tập, số học sinh tăng nhanh, hiện nay các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh có 53 trường, nhiều trường trên 1200 học sinh, cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu về sự phát triển.
- Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như: Tình hình tội phạm, ảnh hưởng những thông tin không lành mạnh trên mạng Internet
- Một số ít gia đình nhận thức chưa đầy đủ trong việc giáo dục con em mình, một số ít học sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xã hội. Điều đó làm cho giáo viên chủ nhiệm mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt.
- Học sinh THPT hiện nay lứa tuổi từ 15-18 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.
- Học sinh THPT ở địa bàn rộng, tản mạn, kinh tế của các gia đình học sinh không đồng đều, dễ bị phân biệt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, lãnh đạo lớp thành tập thể đoàn kết thương yêu nhau.
Kết luận chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua đã có nhiều quan tâm; biết vận dụng và kết hợp các kết quả nghiên cứu trong quả trình quản lý chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường nói chung, công tác chủ nhiệm nói; bám sát vào thực tế nhiệm vụ mỗi năm học, thực tế địa phương vùng miền để chủ động thay đổi cho phù hợp với thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nửa hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm thì hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh cần phải có một số biện pháp tăng cường nhằm từng bước đáp ứng kịp thời, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong các nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH
3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP 3.1.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận ở chương I, chúng ta thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm trong các trường THPT người hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức về lý luận khoa học quản lý, làm cơ sở cho cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận với phương pháp quản lý khoa học để có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả tối ưu, cao hơn, hợp lý hơn.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thấy rằng: việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng nếu không sâu sắc, nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện nội dung các hoạt động mà chỉ chạy theo các hoạt động đó. Và như vậy khó mà nối kết được các hoạt động trong một thời gian dài nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra của nhà trường. Ngoài kinh nghiệm quản lý, hiệu trưởng rất cần có kiến thức khoa học về lý luận quản lý để làm cơ sở phân tích thực tiễn khách quan, chủ động xây dựng các biện pháp quản lý hoặc vận dụng kinh nghiệm quản lý một cách có hiệu quả mỗi lĩnh vực.
Ví dụ: căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của địa phương, trên cơ sở lý luận của quản lý, người hiệu trưởng phân tích thực tiễn từ đó xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm, có kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm.
3.2. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƢỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH
Xuất phát từ cơ sở nói trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh.
1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý công tác chủ nhiệm, bao gồm khen thưởng và xử lý vi phạm.
3. Tăng cường công tác thông tin trong quản lý công tác chủ nhiệm. 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm.
5. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm.
6. Đề xuất với các cấp có thẩm quyền có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo các điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm.
Dưới đây là những nội dung chủ yếu của các biện pháp:
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp. lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
* Mục tiêu:
Ngoài những vấn đề chung của một GVCN phải làm, GVCN phải biết quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng, quản lý một lớp thực chất là giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo dục