Xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.4.Xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm

Để thực hiện được nội dung công tác phong phú, đa dạng với hiệu quả cao, một trong những điều kiện hết sức quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải làm việc theo một kế hoạch có tính khoa học. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, kế hoạch này là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Ở đó phản ánh năng lực thiết kế gắn liền với năng lực dự đoán của họ. Thật vậy, để xây dựng được kế hoạch công tác hàng năm và học kỳ, giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc và xử lý tốt hàng loạt thông tin về:

- Các mục tiêu, các nhiệm vụ và kế hoạch công tác của toàn trường. - Các đặc điểm hiện nay của học sinh trong lớp cũng như những nét truyền thống tốt đẹp và những khó khăn, hạn chế của lớp.

- Các đặc điểm của các gia đình học sinh, đặc biệt là các đặc điểm của các bậc cha mẹ học sinh.

- Các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các đặc điểm hiện nay của địa phương, nơi trường đóng cũng như tình hình chung của đất nước...

Từ những thông tin đã được xử lý, giáo viên chủ nhiệm phải dự đoán được khả năng phát triển chung cũng như khả năng phát triển về từng mặt hoạt động của lớp, gắn liền với những khả năng phát triển của tập thể và mỗi cá nhân học sinh. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm phải tính tới những thuận lợi, những khó khăn và hướng khắc phục những khó khăn này.

Kế hoạch công tác của chủ nhiệm lớp, có thể bao gồm những nội dung như sau:

- Đặc điểm của năm học (hay học kỳ) và những đặc điểm của lớp. - Mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ chung của lớp.

- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; biện pháp thực hiện; điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, tài chính, nhân lực; thời gian thực hiện và hoàn thành; người phụ trách... ứng với từng hoạt động của lớp (hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hoạt động lao động và hướng nghiệp, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội...).

Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo tình hình diễn biến cụ thể, giáo viên chủ nhiệm cần điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch một cách linh hoạt, sáng tạo, không được máy móc giáo điều.

Tóm lại, công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm không những phải nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt, mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, giáo dục của mình, đảm bảo cho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THPT vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường. Đối với công tác chủ nhiệm, hiệu trưởng đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động công tác của giáo viên chủ nhiệm các lớp, hiểu biết về đặc tố ảnh hưởng tới việc quản lý công tác chủ nhiệm. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học; từ đó, lớp, tập thể học sinh, trường vận hành theo đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Vì vậy, chương 1 của luận văn nêu lên những lý luận cơ bản, giúp người nghiên cứu có cơ sở để tìm hiểu dùng trong quá trình quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm lớp, đề ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm trong các trường THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 38)