Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 82)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở lý luận

Xuất phát từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận ở chương I, chúng ta thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm trong các trường THPT người hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức về lý luận khoa học quản lý, làm cơ sở cho cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận với phương pháp quản lý khoa học để có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả tối ưu, cao hơn, hợp lý hơn.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thấy rằng: việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng nếu không sâu sắc, nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện nội dung các hoạt động mà chỉ chạy theo các hoạt động đó. Và như vậy khó mà nối kết được các hoạt động trong một thời gian dài nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra của nhà trường. Ngoài kinh nghiệm quản lý, hiệu trưởng rất cần có kiến thức khoa học về lý luận quản lý để làm cơ sở phân tích thực tiễn khách quan, chủ động xây dựng các biện pháp quản lý hoặc vận dụng kinh nghiệm quản lý một cách có hiệu quả mỗi lĩnh vực.

Ví dụ: căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của địa phương, trên cơ sở lý luận của quản lý, người hiệu trưởng phân tích thực tiễn từ đó xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm, có kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm.

3.2. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU

TRƢỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH

Xuất phát từ cơ sở nói trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh.

1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý công tác chủ nhiệm, bao gồm khen thưởng và xử lý vi phạm.

3. Tăng cường công tác thông tin trong quản lý công tác chủ nhiệm. 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm.

5. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm.

6. Đề xuất với các cấp có thẩm quyền có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo các điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm.

Dưới đây là những nội dung chủ yếu của các biện pháp:

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp. lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

* Mục tiêu:

Ngoài những vấn đề chung của một GVCN phải làm, GVCN phải biết quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng, quản lý một lớp thực chất là giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo dục của giáo viên chủ nhiệm là có được những quyết định đúng đắn về chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trương, đường lối công tác chủ nhiệm, về việc sử dụng đội ngũ cán bộ lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác, như đoàn trường… để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện nâng cao thành tích học tập của học sinh. Vì vậy, việc thực hiện không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm, nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT trong các trường THPT là mục tiêu cần đạt tới của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, của các nhà quản lý giáo dục… Đó chính là cách đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Quảng Ninh là một vùng quê có truyền thống lịch sử cách mạng, một vùng quê có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nhiều nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó càng phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về truyền thống quê hương cho GVCN lớp để GVCN truyền thụ cho học sinh. Việc bồi dưỡng cho GVCN bằng nhiều con đường khác nhau, song biện pháp có hiệu quả hơn cả là mở các lớp tập huấn ngắn hạn, tổ chức các cuộc thi tại trường.

* Cách thức tiến hành:

- Các nhà trường thông qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục về nghiệp vụ quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm để bồi dưỡng lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong các trường THPT.

- Nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, như quy định hướng dẫn của cấp trên về vấn đề quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của lớp chủ nhiệm trong nhà trường.

Giới thiệu: Quyền, nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm, những công việc cụ thể mà giáo viên chủ nhiệm phải làm (theo điều lệ của trường THPT).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều lệ trường THPT ghi rõ: Thông qua trao đổi, thông qua giới thiệu để giáo viên hiểu, nắm vững những hoạt động, cách thức tiến hành các hoạt động: như những con đường, cách thức hiểu tâm tư nguyện vọng học sinh, cách điều tra hoàn cảnh học sinh cá biệt, cách giáo dục truyền thống nhà trường.

- Tổ chức toạ đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tốt của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, trong các trường tiên tiến, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của những đơn vị làm tốt để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của trường.

- Kinh nghiệm cho thấy rằng một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt thì:

+ Phải hết lòng vì học sinh thân yêu, bám lớp, hiểu hết, cặn kẽ về tình hình lớp.

+ Phải công bằng trong quản lý đánh giá học sinh, có ứng xử sư phạm khôn khéo.

+ Phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được học sinh tin tưởng. + Có năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, giới thiệu truyền thống quê hương, tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: cắm trại, làm các tập san giới thiệu về truyền thống quê hương, nhà trường, tổ chức các cuộc thi Olympic các môn học, thi giọng hát hay, đi tham quan học tập những điển hình tiên tiến.

Do đó người giáo viên chủ nhiệm phải tự rèn luyện, bồi dưỡng theo các tiêu chí trên để trở thành giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý lớp giỏi.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Trình độ và năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm không hẳn do bẩm sinh. Để có được những điều đó, người giáo viên phải tích cực hoạt động trong thực tiễn hoạt động quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tiễn hoạt động quản lý lớp là thước đo mức độ hình thành, phát triển trình độ và năng lực quản lý của mỗi cá nhân làm công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, với tinh thần “Học, học nữa, học mãi” lý luận khoa học quản lý, thực tiễn quản lý đáp ứng được yêu cầu quản lý học sinh của mình trong tình hình hiện nay.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và ban hành quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua.

* Mục tiêu:

Nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trong các trường THPT là quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đó phải quản lý chặt chẽ đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đó là những người thay mặt hiệu trưởng quản lý học sinh trong các lớp. Làm tốt nhiệm vụ này là cơ sở để người hiệu trưởng kiểm tra làm tốt công tác thi đua. Ngược lại làm tốt công tác thi đua sẽ có tác động lớn đến công tác của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy có thể nói rằng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm gắn chặt với thi đua, là điều kiện để hiệu trưởng THPT:

- Thiết lập được kỷ cương nền nếp trong nhà trường.

- Bảo đảm tính bền vững trong sự phát triển giáo dục trong nhà trường. - Tạo sự tích cực tự giác, dân chủ và hợp tác với nhau trong tập thể sư phạm. - Tạo bầu không khí lành mạnh và sự thuận lợi khi kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua.

- Làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho hoạt động trong nhà trường sôi động, nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.

* Cách thức tiến hành:

- Hiệu trưởng tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, thông tư về quy chế quản lý giáo viên, quản lý học sinh và tổng hợp thành văn bản của đơn vị mình. Trong văn bản đó cần cụ thể hoá những chức năng nhiệm vụ, quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạn của các thành phần trong nhà trường, ghi rõ nội dung công việc, đề ra yêu cầu cụ thể.

- Tổ chức hội nghị thảo luận nội dung văn bản đó trong đội ngũ lãnh đạo nhà trường, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình đơn vị để thống nhất trong đội ngũ cốt cán.

- Tổ chức cho giáo viên thảo luận để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.

- Tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, làm cơ sở rút kinh nghiệm qua các lần đánh giá.

Tuy nhiên việc xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Như việc xây dựng quy chế làm việc của Ban giám hiệu, của tổ hành chính, của giáo viên, của Đoàn trường, của công đoàn trường, của cấp uỷ…

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua: đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp. Phải xây dựng được tiêu chí đánh giá một lớp là lớp tiên tiến. Lớp tiên tiến là một tập thể đoàn kết nhất trí cao có phong trào học tập sôi nổi, tự phấn đấu rèn luyện để trở thành học sinh tiên tiến, cuối năm lớp phải có trên 30% học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, là lớp được đánh giá là thực hiền nền nếp kỷ cương tốt. Luôn được xếp thứ đánh giá về mặt nền nếp ở trường ở thứ hạng cao, các phong trào thi đua của lớp sôi nổi.

Xây dựng tiêu chí đánh giá GVCN giỏi: GVCN giỏi là giáo viên được học sinh tin yêu, được phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi con em vào lớp để quản lý. Lãnh đạo xây dựng lớp thành tập thể lớp tiên tiến, phát huy được truyền thống quê hương, đặc biệt là những tấm gương học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học giỏi. Tuyên truyền cho học sinh noi theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những gương khổ luyện thành tài, lớp có nhiều học sinh tự rèn luyện vươn lên thành học sinh khá giỏi. Có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt. Có đầy các tiêu chí về phẩm chất, năng lực của GVCN lớp. Cụ thể khi đánh giá một giáo viên chủ nhiệm lớp ta đánh giá theo các tiêu chí về năng lực và phẩm chất như sau:

Tiêu chí đánh giá về phẩm chất:

1. Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 3. Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp.

4. Thẳng thắn, luôn yêu thương hết lòng vì học sinh.

5. Có ý chí nghị lực vượt khó, bình tĩnh, thận trọng trong công việc. 6. Có lối sống trung thực, gương mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi người.

7. Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý học sinh. 8. Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội.

9. Làm việc với phong cách lãnh đạo, dân chủ. 10. Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời.

Tiêu chí đánh giá về năng lực:

1. Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

2. Có năng lực sư phạm, khôn khéo trong ứng xử giao tiếp. 3. Hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.

4. Có năng lực lập kế hoạch, quản lý kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6. Có năng lực tổ chức, thu thập xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn. 7. Có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động dạy và học ở lớp. 8. Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục.

9. Có năng lực tự học, tu dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. 10. Có trình độ ngoại ngữ, biết xử dụng thông tin.

11. Có hiểu biết về tâm lý, nguyện vọng của học sinh.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt biện pháp này mọi thành viên trong hội đồng sư phạm phải nắm vững một số văn bản sau:

- Điều lệ trường phổ thông

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông.

- Các văn bản quy định về nền nếp trong hoạt động chủ nhiệm lớp. - Tổ chức thực hiện theo đúng 4 khâu trong chương trình quản lý (lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra đánh giá).

- Có sự hỗ trợ của các phương tiện…

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác thông tin trong quản lý công tác chủ nhiệm Thông tin quản lý giáo viên là kết quả phản ánh những hiện tượng giáo dục phát sinh từ thực tiễn, từ hoạt động quản lý giáo dục… được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu quản lý giáo dục nhằm hình thành nhân cách xã hội cho thế hệ trẻ và phát triển sự nghiệp giáo dục ở từng địa phương và trong cả nước.

* Mục tiêu:

Hiệu trưởng trường THPT phải xây dựng hệ thống thông tin trong hoạt động công tác chủ nhiệm lớp nhằm nắm bắt được chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm, nắm bắt được tình hình học sinh về số lượng, chất lượng đạo đức… mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh… các thông tin về nhà trường.Trên cơ sở đó có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyết định quản lý chính xác, kịp thời thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

* Cách thức tiến hành:

Xây dựng công tác thông tin trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp phải gắn bó với việc thực hiện tốt quy trình quản lý, hoạt động chủ nhiệm lớp trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của công tác kiểm tra nhằm tạo ra thông tin hai chiều chính xác, kịp thời. Phải xây dựng được mô hình thông tin

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)