Thực trạng về phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm

trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh

Chúng tôi đã khảo sát 125 giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh: trường THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành thị xã Quảng Yên; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5: Nội dung đánh giá về phẩm chất của GVCN (ĐTB x: 0x 3)

STT Nội dung đánh giá về

phẩm chất Mức độ đạt x Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật

116 92,8 08 6,4 1 0,8 0 0 2,74 1

2

Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác

105 84 20 16 0 0 0 0 2,52 2

3

Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp

89 71,2 32 25,6 4 3,2 0 0 2,14 7

4 Thẳng thắn, luôn yêu thương

hết lòng vì học sinh 94 75,2 29 23,2 2 1,6 0 0 2,26 5 5 Có ý chí nghị lực vượt khó, bình tĩnh, thận trọng trong công việc 94 75,2 29 23,2 2 1,6 0 0 2,26 5 6 Có lối sống trung thực, gương mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi người

102 81,6 22 17,6 1 0,8 0 0 2,45 3

7

Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý học sinh

74 59,2 45 36 6 4,8 0 0 1,78 10

8 Quan hệ tốt với cha mẹ học

sinh, các lực lượng xã hội 86 68,8 34 27,2 5 4 0 0 2,07 9 9 Làm việc với phong cách

lãnh đạo, dân chủ 84 67,2 39 31,2 2 1,6 0 0 2,02 8 10 Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời 101 80,8 21 16,8 3 2,4 0 0 2,40 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quảng Ninh là một tỉnh phát triển giáo dục, được xếp vào 1 trong 10 tỉnh có phong trào giáo dục phát triển mạnh. Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm cơ bản thực hiện được nhiệm vụ theo như quy định của điều lệ nhà trường.

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.5 chúng ta thấy 10 nội dung đánh giá về phẩm chất GVCN là tốt, nội dung 1 được nhiều ý kiến đánh giá khá, tốt chiếm tới 99,2% (trong đó 92,8% cho là tốt), nội dung 7 số ý kiến được đánh giá là khá, tốt thấp nhất chiếm tới 95,2% (trong đó 59,2% ý kiến cho là tốt).

Điều đó khẳng định đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tỉnh Quảng Ninh có phẩm chất tốt.

Xét theo điểm trung bình chúng ta thấy:

Nội dung 1: ĐTB x= 2,74; xếp thứ bậc 1, thể hiện muốn làm tốt công việc được giao là chủ nhiệm lớp thì người giáo viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật thì mới giáo dục được học sinh, mới thực hiện được mục tiêu của giáo dục nói chung và trường THPT nói riêng là, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, góp phần thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Nội dung 2: ĐTB x= 2,52; xếp thứ bậc 2, điều đó thể hiện đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của tỉnh Quảng Ninh có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, thể hiện chất lượng giáo dục Quảng Ninh là tỉnh được Bộ giáo dục công nhận là tỉnh có phong trào giáo dục phát triển mạnh, đứng vào tốp đầu, tỷ lệ học sinh THPT được đào tạo có chất lượng cao được xã hội công nhận.

Nội dung 3: ĐTB x= 2,14; xếp thứ bậc 7. Mọi giáo viên chủ nhiệm lớp đều khẳng định, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp phải “Luôn quan tâm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp”.

Nội dung 4: ĐTB x= 2,26; xếp thứ bậc 5. Muốn làm tốt công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải thẳng thắn, hết lòng thương yêu, hết lòng vì học sinh, có như vậy học sinh mới quý trọng, nghe theo sự dạy bảo của giáo viên chủ nhiệm, phục tùng nội quy của nhà trường, tham gia tích cực các hoạt động ở lớp.

Nội dung 5: ĐTB x= 2,26; xếp thứ bậc 5, giáo viên chủ nhiệm lớp bậc THPT tỉnh Quảng Ninh xác định, trong giai đoạn hiện nay do yêu cầu, nhu cầu học tập, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập của học sinh, điều kiện làm việc của giáo viên còn thiếu, phòng thí nghiệm thực hành thiếu, hoạt động kém hiệu quả nên việc tổ chức dạy và học còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giáo dục hiện nay đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nhiều tiêu cực nảy sinh, điều đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức, nghị lực vượt khó, bình tĩnh thận trọng trong công việc.

Nội dung 6: ĐTB x= 2,45; xếp thứ bậc 3. Điều này chứng tỏ người giáo viên có lối sống trung thực, gương mẫu mô phạm, có uy tín với mọi người sẽ là giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt. Tạo cho học sinh kính phục,nể trọng.

Nội dung 7: ĐTB x= 1,78; xếp thứ bậc 10. Đây là tiêu chí mà giáo viên thực hiện được đánh giá là còn nhiều hạn chế, còn 54,08% giáo viên xếp loại tiêu chí này ở loại khá và TB, không thật năng động sáng tạo, trong việc thực hiện công việc còn nhiều hạn chế, đôi lúc còn có giáo viên cứng nhắc trong áp dụng các hình thức kỷ luật học sinh, trong việc xử lý các tình huống sư phạm.

Nội dung 8: ĐTB x= 2,07; xếp thứ bậc 9. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong mối quan hệ tốt với phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huynh học sinh. Song trong điều kiện hiện nay, việc quan hệ tốt với các lực lượng xã hội làm chưa tốt, chưa thể hiện phối hợp được với các lực lượng trong xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục nhất là giáo dục đạo đức học sinh.

Nội dung 9: ĐTB x= 2,02; xếp thứ bậc 8. Giáo viên chủ nhiệm còn đôi chỗ, đôi lúc làm việc với phong cách chưa dân chủ, vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng (một chiều) thầy bảo gì, trò phải nghe ấy. Một số ít giáo viên còn có phát ngôn đôi lúc còn chưa mang tính mô phạm,nên phần nào ảnh hướng đến mối quan hệ chưa thật tốt giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh còn có khoảng cách.

Nội dung 10: ĐTB x = 2,40; xếp thứ bậc 4. Điều này thể hiện ngày nay giáo viên THPT được đào tạo đạt chuẩn, có sức khoẻ, lạc quan yêu đời đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Để đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 125 giáo viên của 6 trường THPT tỉnh Quảng Ninh: trường THPT Quảng La, trường THPT Hoành Bồ huyện Hoành Bồ; trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Đông Thành huyện Yên Hưng; trường THPT Bãi Cháy, trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long,về năng lực của GVCN. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Nội dung đánh giá về năng lực của GVCN (ĐTB x: 0 x 3)

STT Nội dung đánh giá

về năng lực Mức độ đạt x Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ

105 84,0 18 14,4 2 1,6 0 0 2,52 2

2

Có năng lực sư phạm, khôn khéo trong ứng xử giao tiếp

96 76,8 25 20 4 3,2 0 0 2,31 8

3

Hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

107 85,6 18 14,4 0 0 0 0 2,57 1

4

Có năng lực lập kế hoạch, quản lý kế hoạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra

95 76 25 20 5 4,0 0 0 2,28 9

5 Có hiểu biết về kinh tế xã

hội ở địa phương 93 74,4 24 19,2 8 6,4 0 0 2,23 10

6 Có năng lực tổ chức, thu thập xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn 98 78,4 21 16,8 6 4,8 0 0 2,38 7 7 Có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động dạy và học ở lớp 104 83,2 17 13,6 4 3,2 0 0 2,5 3

8 Biết phối hợp chặt chẽ với

các lực lượng giáo dục 101 80,0 20 16 4 3,2 0 0 2,42 4

9

Có năng lực tự học, tu dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ

98 78,4 47 47,9 2 1,6 0 0 2,38 7

10 Có trình độ ngoại ngữ, sử

dụng thành thạo thông tin 65 52 31 24,8 20 16 9 7,2 1,56 11

11 Có hiểu biết về tâm lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả khảo sát cho thấy nội dung 3 có trên 85% số ý kiến được hỏi tán thành thể hiện về mặt năng lực của đội ngũ GVCN đạt mức độ cao.

Các nội dung 1, 7, 8 có trên 80% số ý kiến được hỏi tán thành ở mức độ tốt, được đánh giá là đội ngũ GVCN có khả năng hoàn thành tương đối tốt các nội dung đó.

Các nội dung 2, 4, 5, 6, 9, 11 đều có trên 75% số ý kiến được hỏi tán thành ở mức độ tốt thể hiện là giáo viên có năng lực hoàn thành các nội dung trên. Riêng nội dung 10 chỉ có 52% số ý kiến được hỏi cho rằng, giáo viên có năng lực ở nội dung 10, thể hiện đội ngũ GVCN tỉnh Quảng Ninh năng lực về trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo tin học còn có những hạn chế. Điều đó gợi cho các nhà quản lý phải tập trung bồi dưỡng theo nội dung 10.

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiểu được công việc của mình phải làm, thấy được tầm quan trọng của nội dung các công việc, từ đó tự rèn luyện, học tập để nâng cao nghiệp vụ của một giáo viên chủ nhiệm.

Xét theo điểm trung bình thì có thể xác định được thứ bậc

Nội dung 1: ĐTB x= 2,52; xếp thứ bậc 2. Mọi người đều hiểu rằng để học sinh phục, học sinh nghe theo lời khuyên của thầy thì người giáo viên chủ nhiệm phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Chúng ta đều biết rằng thông qua các giờ dạy trên lớp để giáo dục đạo đức học sinh, để cho học sinh tin vào sự lãnh đạo quản lý của người giáo viên chủ nhiệm, thì người giáo viên chủ nhiệm phải có nhiều tiết dạy hay mới lôi cuốn, thuyết phục được học sinh nhằm tạo ra uy tín.

Nội dung 2: ĐTB x= 2,31; xếp thứ bậc 8. Mọi người cũng đều nhận ra rằng, muốn quản lý chỉ đạo lớp tốt, phải có năng lực sư phạm, phải khôn khéo trong giao tiếp và ứng xử. Các cụ ta xưa có câu "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", giáo viên chủ nhiệm không thể lấy quyền uy để doạ nạt học sinh, mà phải biết phối hợp khéo giữa quyền và phương pháp giáo dục, có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung 3: ĐTB x= 2,57; xếp thứ bậc 1. Mọi người đều hiểu rằng phải hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm thì mới làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Có hiểu nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm thì mới có nhiều giải pháp hay, phù hợp với lớp, với tình hình đặc điểm của lớp của trường.

Nội dung 4: ĐTBx= 2,28; xếp thứ bậc 9. Đây là nội dung chưa mạnh của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Theo số liệu đánh giá chỉ mới có 43,88% số giáo viên có năng lực lập kế hoạch, quản lý kế hoạch tốt. Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra. Qua khảo sát cho chúng ta thấy rằng cần phải tổ chức bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch, kiểm tra cho đội ngũ giáo viên trẻ. Nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm là cần thiết.

Nội dung 5: ĐTB x= 2,23; xếp thứ bậc 10. Đại đa số cho rằng đây là mặt yếu, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ có 43,88% hiểu biết về kinh tế xã hội ở địa phương. Điều này hạn chế nhiều trong công tác quản lý học sinh của lớp. Điều đó đòi hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm cần có chuyên đề giới thiệu về tình hình chính trị, kinh tế ở địa phương.

Nội dung 6: ĐTB x= 2,38; xếp thứ bậc 7. Điều này thể hiện giáo viên chủ nhiệm đã nhận thức đúng: Là một giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực, tổ chức thu thập, xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn. Nếu một giáo viên chủ nhiệm ra quyết định sai sẽ ảnh hưởng tới quá trình dạy và học tại lớp đó.

Nội dung 7: ĐTB x= 2,5; xếp thứ bậc 3. Mọi người đều cho rằng đây là công việc thường xuyên phải làm và phải cố gắng. Nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường là dạy và học. Vậy là giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động dạy và học ở lớp.

Nội dung 8: ĐTB x= 2,42; xếp thứ bậc 4. Điều này chứng tỏ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở tỉnh Quảng Ninh đã biết phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục, đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung 9: ĐTB x= 2,38; xếp thứ bậc 6-7. Là một giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực tự học, tự bồi dưỡng, học thầy, học bạn, học qua sách vở, học qua các phương tiện thông tin để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.

Nội dung 10: ĐTB x = 1,56; xếp thứ bậc 11. Qua khảo sát thấy nội dung này đã được thực hiện có hiệu quả trong thời gian gần đây, tuy vậy đây cũng là nội dung cần được quan tâm bồi dưỡng nhiều hơn nhằm đáp ứng với sự phát triển chung.

Nội dung 11: ĐTB x= 2,39; xếp thứ bậc 5. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phải có hiểu biết về tâm lý, nguyện vọng của học sinh để có hình thức động viên, khen thưởng, kỷ luật học sinh kịp thời, động viên học sinh chăm ngoan, học giỏi, đẩy mạnh phong trào thi đua của lớp. Đặc biệt làm tốt các hoạt động ngoại khoá, văn thể tránh gây không khí năng nề trong một lớp. Đánh giá chung: Đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh cơ bản là đội ngũ giáo viên đáp ứng được 11 nội dung về đánh giá năng lực giáo viên chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)