- QLVTT và thống nhất tại HS: Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản
2.3.2 Những hạn chế
- Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của BIDV Hà Tây bộc lộ tính không ổn định do có sự chuyển dịch rất lớn từ nguồn vốn kỳ hạn dài sang kỳ hạn ngắn. Do đó ảnh hưởng đến tính bền vững trong nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tăng, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là dân cư, nguồn dân cư có tốc độ tăng trưởng chậm và chi phí huy động cao và chịu sự ảnh hưởng lớn của biến động thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ và chứng khoán …HĐV ( huy động vốn) từ TCKT (tổ chức kinh tế) và ĐCTC (định chế tài chính) chưa có sự tăng trưởng đột phá.
- Tiền gửi TCKT thực chất chỉ tăng vào vài ngày cuối năm khi tiền thanh toán khối lượng của các dơn vị chuyển vè tài khoản tại chi nhánh. Do đó số bình quân trong kỳ của TGTC ( Tiền gửi tổ chức) rất thấp, đây là một trong những nhân tố để Nim huy động vốn của chi nhánh thấp hơn so với Nim định mức H.O giao. Nguồn thu từ bán vốn TCKT chưa cao so với các chi nhánh trên cùng địa bàn.
- Tiền gửi dân cư do chính sách vi mô còn theo tình huống, khó lường xu thế, lạm phát cao và các thi trường vàng, bất động sản, chứng khoán … biến động lớn sẽ thu hút tiền gửi của dân cư đầu tư vào nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, sực ép về cạnh tranh lãi suất giữa các TCTD rất lớn. Nhóm các NHCP ( ngân hàng cổ phần) huy động các món tiền lớn với lãi suất thỏa thuận thường cao hơn lãi suất mua vốn FPT của H.O. Cơ chế đàm phán giá linh hoạt hơn do đó đã gây khó khăn trong việc tiếp thị đối với khách hàng cá nhân năm 2013. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn giúp chi nhánh ổn định về nền vốn, xong xét về mặt hiệu quả chưa đạt như mong muốn do chi phí cao (Nim thấp).