- QLVTT và thống nhất tại HS: Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN TẠI NHĐT & PT CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.2.2 Chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng đối với ngân hàng trong việc điều chỉnh quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Khách hàng luôn quan tâm đến lợi ích đạt được khi gửi tiền vào ngân hàng, có thể là sự an toàn, sự thuận tiện hay mức lãi suất mà họ được hưởng. Ngoại trừ các loại tiền gửi thanh toán thì tất cả các nguồn vốn có kỳ hạn đều rất nhạy cảm với lãi suất. Do đó, quy mô nguồn vốn sẽ tăng lên rất nhanh nếu ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cao hơn so với thị trường. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các khoản tín dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng nên ngân hàng cần phải áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt tùy theo mục tiêu huy động trong từng thời kì. Chính sách lãi suất thường dựa trên những nguyên tắc sau :
Một là, lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Hai là, lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường (lãi suất cho vay nhỏ hơn tỉ lệ sinh lời của doanh nghiệp).
Ba là, lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trên các mối quan hệ về vốn : lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất thực dương tạo lợi nhuận cho ngân hàng, mức lãi suất phải có tính cạnh tranh so với mặt bằng chung trong hệ thống ngân hàng… Chính sách lãi suất cũng là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của ngân hàng. Lãi suất huy động của một ngân hàng thường phải dựa trên lãi suất huy động bình quân trên thị trường, lãi suất huy động của các đối thủ cạnh tranh để có thể thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chi phí hợp lí so với kế hoạch kinh doanh.
Thông thường, ngân hàng thường áp dụng biểu lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, theo nguyên tắc kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn kì hạn ngắn. Khi muốn thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động đối với kì hạn cần tăng tỷ trọng. Tương tự như vậy, khi muốn thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền như tăng tỷ trọng vốn nội tệ, ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất tiền gửi nội tệ hấp dẫn hơn so với tiền gửi ngoại tệ.
Ngoài ra, tùy theo từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất khác nhau. Mức lãi suất ưu đãi thường được áp dụng đối với khách hàng lớn, khách hàng giao dịch thường xuyên, có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Những khách hàng gửi tiền vói số lượng lớn, thời gian dài có thể được thỏa thuận lãi suất hoặc miễn phí dịch vụ khi giao dịch trong phạm vi cho phép.
Đối với BIDV Hà Tây, việc áp dụng mô hình quản lý vốn tập trung có ảnh hưởng lớn đến chính sách lãi suất của ngân hàng. Mức lãi suất huy động không những phụ thuộc vào lãi suất thị trường mà còn phụ thuộc vào lãi suất FTP mua – bán vốn của hội sở. Khi nguồn cung vốn trong hệ thống đã dư thừa, lãi suất FTP mua vốn sẽ giảm đi để hạn chế các chi nhánh huy động thêm, khi đó mức lãi suất huy động của chi nhánh cũng phải giảm theo để đảm bảo lợi nhuận.
Thời gian qua, BIDV Hà Tây đã đạt được những thành tích rất lớn trong hoạt động huy động vốn nhờ áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Trong những năm tiếp theo, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của chính sách lãi suất trong hoạt động huy động vốn. Để hoàn thành mục tiêu về cơ cấu huy động, ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn với tiền gửi trung dài hạn, và tiền gửi ngoại tệ nhằm tăng tỷ trọng 2 loại
tiền gửi này. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải áp dụng mức lãi suất ưu đãi để thu hút đối tượng khách hàng dân cư.