SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI TRONG GIAO TIẾP 8.1 TRI GIÁC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 37)

- Xuất phát từ người phát thông điệp: người phát thông điệp sẽ chi phố

SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI TRONG GIAO TIẾP 8.1 TRI GIÁC XÃ HỘ

8.1 TRI GIÁC XÃ HỘI

8.1.1 Tri giác là gì?

Tri giác là một quá trình nhận biết một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.

Trong giao tiếp, các chủ thể giao tiếp không chỉ truyền thông tin cho nhau, mà còn nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau. Nhận thức làm cơ sở nảy sinh tình cảm, sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau. Nhận thức có đúng đắn, sâu sắc thì tình cảm mới ổn định và lâu bền. Đối tượng tri giác trong giao tiếp có thể là người khác, có thể là bản thân mình.

8.1.2 Tri giác xã hội

“Tri giác xã hội” được hiểu là sự tri giác toàn bộ của chủ thể không chỉ đối với

các đối tượng của thế giới vật chất, mà đối với cả những cái được gọi là các khách thể hội (những người khác, các nhóm, các dân tộc) các tình huống xã hội …

Tri giác các khách thể xã hội là một loại tri giác đặc biệt vì đối tượng của tri giác cũng là con người, là chủ thể, là nhân cách... Vì vậy, tri giác xã hội có một loạt đặc điểm đặc trưng, khác về chất so với sự tri giác các đối tượng vô tri vô giác.

- Thứ nhất, khách thể xã hội (cá nhân, nhóm…) không thụ động và không dửng dưng, thờ ơ với chủ thể tri giác và khi tác động vào chủ thể tri giác, người được tri giác cố làm thay đổi các biểu tượng về mình theo hướng có lợi cho mục đích của mình.

- Thứ hai, sự chú ý của các chủ thể tri giác xã hội được tập trung vào sự giải thích ý nghĩa và giá trị của các khách thể tri giác, trong đó có những giải thích nhân quả.

- Thứ ba, sự tri giác các khách thể xã hội được đặc trưng bởi tính kết dính cao của các thành tố nhận thức với các thành tố xúc cảm, bởi tính phụ thuộc cao vào cấu trúc động cơ - ý nghĩa của hoạt động với chủ thể tri giác.

Trong trí giác xã hội, vấn đề quan trọng là chính xác hóa đặc tính của chủ thể và khách thể tri giác cúng như vai trò của tri giác xã hội trong việc điều chỉnh hành vi và hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ và các nhóm xã hội.

Đối tượng của tri giác xã hội là người khác, nhóm và cộng đồng xã hội. Ngoài ra còn có thể là tri giác liên nhân cách, tự tri giác và tri giác liên nhóm.

8.1.3 Tri giác người khác

* Tri giác người khác là gì?

là sự nhận thức người khác từ các đặc điểm bên ngoài, từ đó có sự phán quyết về bản chất bên trong của đối tượng. Quá trình này diễn ra trong suốt thời gian giao tiếp.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tri giác người khác

- Yếu tố xuất phát từ chủ thể nhận thức.

Hình ảnh một đối tượng nào đó được tạo ra trong ta phụ thuộc rất nhiều vào đời sống tâm lý của ta (quy luật tổng giác). Nhận thức của chúng ta về người khác sẽ bị chi phối bởi các quy luật của tri giác như tính lựa chọn, ấn tượng, tình cảm, tâm trạng.

Ngoài ra, khi nhận thức người khác chúng ta còn bị cơ chế định khuôn

(stereotype) chi phối . Đó là việc nhận thức con người theo khuôn mẫu về nghề nghiệp, vai trò, kiểu người đôi khi còn liên quan đến cả tộc họ, dân tộc nữa.

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 37)