Những quan hệ liên nhân cách

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 41)

- Xuất phát từ người phát thông điệp: người phát thông điệp sẽ chi phố

I khu vực tự

8.2.2 Những quan hệ liên nhân cách

* Qua khảo sát người ta thấy có một vài loại tương quan những quan hệ công tác và quan hệ cá nhân sau:

-Có sự trùng hợp theo hướng dương tính. Trong nhóm hay tập thể không có những mâu thuẫn về công tác giũa các thành viên và sự tiếp xúc cá nhân thân ái, tốt đẹp góp phần vào sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Tất cả mọi người trong nhóm hay trong tập thể đều tích cực, vui vẻ, đồng sức, đồng lòng...

-Quan hệ công tác lẫn quan hệ cá nhân có tính căng thẳng. Nó có thể là những mối quan hệ căng thẳng, mâu thuẫn, phức tạp... các ý kiến đa chiều. Kiểu quan hệ này thường không có lợi cho tập thể. Tuy nhiên nó cũng có nhiều mức độ phức tạp.

-Quan hệ công tác và quan hệ cá nhân mang tính chất trung tính. Những mối quan hệ mà trong đó cả hai phái đều làm đúng theo những quy định.

* Trong tâm lý học xã hội, người ta còn chia ra 5 loại vị trí (hay vị thế) của cá nhân, từ thấp đến cao là:

a. “Ngôi sao” của tập thể. b. Được tập thể yêu mến.

c. Được tập thể chấp nhận. d. Bị tập thể lãng quên. e. Bị tập thể tẩy chay

Cá nhân có vị trí càng cao trong tập thể thì càng có uy tín đối với tập thể và sẽ càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tập thể.. Bất kỳ một nhóm hay tập thể nào, đến một giai đoạn chín mồi nhất định đều sẽ xuất hiện một cá nhân giũ vai trò “thủ lĩnh”. Trong tập thể cũng có thể có thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh không chính thức.

Các mối quan hệ liên nhân cách xác định vị trí của con người trong nhóm, tập thể. Sự bình yên về cảm xúc, sự hài lòng gắn kết bền vững với cộng đồng đó là phụ thuộc vào chỗ các mối quan hệ liên nhân cách được hình thành như thế nào. Sự đoàn kết, gắn bó của nhóm, của tập thể, năng lực giải quyết các nhiệm vụ được đề ra cũng phụ thuộc vào chúng.

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w