Cần nói lời chào khi kết thúc câu chuyện và chờ đầu dây kia cúp máy trước rồi mới đặt máy xuống

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 63)

máy xuống

CÂU HỎI

2. Hãy trình bày những đặc điểm giao tiếp của người Việt và phân tích ưu, nhược điểm của chúng. Anh chị sẽ làm gì để bản thân mình vừa giữ được bản sắc của dân tộc vừa có thể hòa nhập tốt với thế giới?

3. Anh chị hãy nêu một số tình huống mà anh chị đã tham gia hoặc chứng kiến các cuộc giao tiếp với người phương Tây. Nêu những bài học rút ra được từ các tình huống đó. 4. Cho biết nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã giao thông thường, trong giao tiếp xã

giao qua điện thoại

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT THAM KHẢO

Giữa cuộc họp có nhiều quan khách quan trọng tham dự mà cái bụng của bạn cứ ngang nhiên “ọc ạch” kêu đói vì chưa kịp ăn sáng.

Bạn chỉ muốn độn thổ? Bạn đỏ mặt, ngồi im và cúi gằm mặt xuống? Tất cả những cử chỉ như vậy chẳng thể làm giảm bớt những ánh mắt nhìn chằm chặp thể hiện sự khó chịu mà mọi người dành cho bạn. Bạn càng cố lấn trốn, bạn càng tự biến mình thành người vô duyên và lố bịch. Khôn ngoan nhất trong lúc này là phát huy năng khiếu hài hước của bạn. Hãy khẽ nhún vai, mỉm cười với mọi người và nói kiểu như: “Có lẽ sau buổi họp này, tôi phải đi tạ lỗi với cái bụng của mình mới được!”.

Bạn định gửi một lá thư khá mùi mẫn cho cô bạn thân, nhưng chẳng hiếu sao lá thư ấy lại có mặt trong hòm thư của cô đồng nghiệp cùng phòng.

Dĩ nhiên bạn có thể đổ lỗi cho lỗi kỹ thuật, lỗi mạng hay do nhiều nguyên nhân khác. Nhưng chắc chắn những gì bạn “bày tỏ” trong lá thư đã được cô nàng đồng nghiệp “bắt thóp”. Bạn cần có lời đính chính ngay lập tức và xin lỗi về sự nhầm lẫn này để tránh sự hiểu nhầm không đáng có có thể dẫn đến.

Sếp vô tình nghe được những “lời gẫy cánh” mà bạn đang nói về ông ấy với đồng nghiệp trong giờ ăn trưa.

Dù những gì bạn nói về sếp là đúng, bạn cũng đã mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng: nói xấu người khác sau lưng và nói xấu cấp trên. Cách giải quyết tốt nhất mà bạn có thể làm bây giờ là nhanh chóng tìm cách nói chuyện riêng với sếp và bày tỏ rằng bạn thực sự hối hận về hành động thiếu suy nghĩ của mình. Tình huống này cũng có thể tạo cho bạn và sếp có một cơ hội để nói chuyện thật cởi mở vì lí do tại sao bạn lại thấy sếp mình khó ưa đến vậy.

Một nhóm người đang nói chuyện, một người ra ngoài và bạn bắt đầu “tám” chuyện với người còn lại và bắt đầu nói xấu người vừa đi. Bất chợt người đó quay lại và tất nhiên đã nghe hết tất cả những gì bạn đã nói.

Lỗi của bạn vẫn là nói xấu sau lưng người khác. Lúc này, đừng tỏ thái độ giật mình, chột dạ rồi im lặng không thốt lên lời. Cách tốt nhất là vẫn vờ như không biết gì, vẫn tiếp tục trò chuyện và kín đáo chêm thêm những lời khen hoặc đánh giá tích cực về người thứ 3. Điều này sẽ làm giảm bớt những “lỗi lầm” mà bạn vừa gây ra trước đó. Chắng hạn như bạn đang nói: “Ý kiến mà cô ta đưa ra là ý kiến quái đản nhất mà tôi từng gặp” thì bạn có thể tiếp tục: “Nhưng phải thừa nhận rằng ý kiến rất mới mẻ, tôi đang xem xét liệu mình có nên tham gia vào nhóm của cô ấy hay không.”

Trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào bạn cũng đủ tỉnh táo để xử lý mọi việc một cách đúng đắn. Những sai lầm là không thể tránh khỏi, điều quan trọng là bạn cần phải biết cách giải quyết những sai lầm đó như thế nào để không mất đi những mối quan hệ mà bạn đã cố gắng tạo dựng bấy lâu nay.

Bạn mới biết được một đồng nghiệp, cùng làm một công việc như bạn nhưng được trả lương cao hơn, bạn sẽ làm gì?

Hai người cùng một vị trí, trách nhiệm công việc như nhau. Nhưng gần đây bạn mới biết rằng lương của người đó cao hơn của bạn.

Thường thì mọi người đều cảm thấy rất tức giận và ngay lập tức tìm đến sếp để yêu cầu một lời giải thích rõ ràng, thậm chí đòi được tăng lương ngang bằng. Tuy nhiên, đến gặp sếp với cái đầu “nóng bừng” đó chỉ gây hại nhiều hơn lợi cho bản thân bạn.

Thay vì thế bạn nên nhìn nhận lại năng lực của bản thân cũng như tìm hiểu mức lương của vị trí bạn đang làm việc trên thị trường tuyển dụng hiện nay khoảng bao nhiêu. Sau khi đã có thông tin chính xác về mức lương cho công việc của bạn cộng với việc so sánh năng lực cũng như kết quả làm việc bạn với người đồng nghiệp đó, lúc đó hãy quyết định rằng nên đi gặp sếp hay không?

Bạn được mời làm việc ở một nơi mới nhưng bạn cũng không muốn bỏ công việc hiện tại

Một người bạn của bạn đang làm việc tại một công ty khác và anh ta báo cho bạn biết về một vị trí đang tuyển dụng mà bạn cũng rất thích.

Có lẽ đây là lúc thực sự cần đến một “chiếc cân”. Bạn nên hỏi thêm người bạn của mình thông tin chi tiết hơn về công ty cũng như trách nhiệm của công việc đó. Sau đó bạn thử so sánh với công việc hiện tại như ở nơi làm việc mới cơ hội thăng tiến có dễ dàng không? Mức độ cạnh tranh giữa các đồng nghiệp hay mức lương như thế nào? Môi trường làm việc ra sao?...

Những câu trả lời này sẽ đem lại cho bạn quyết định đúng đắn.

Bạn có cơ hội được giao cho một dự án quan trọng nhưng lại khó có khả năng hoàn thành

Bạn biết rằng được giao dự án này có nghĩa rằng cơ hội thăng tiến cũng như tăng lương đối với sự nghiệp của bạn đang mở ra. Nhưng đây thực sự là một thách thức lớn bởi có nhiều kiến thức bạn chưa nắm rõ nếu thực hiện dự án này.

Trước hết, bạn nên tự hỏi bản thân rằng liệu bạn có thể chịu trách nhiệm và gắng hết sức để hoàn thành nó được hay không? Công việc đó có là quá tải với bạn? Hiện tại những điểm yếu nào khiến bạn lo ngại nếu đồng ý nhận dự án này?

Nếu bạn cho rằng mình là người quyết tâm và những điểm yếu của bạn có thể được cải thiện nếu bạn chịu khó học hỏi thì bạn hãy nhận dự án đó.

Nhưng nếu bạn còn do dự khi trả lời những câu hỏi trên và không quyết đoán thì có lẽ bạn nên trau dồi thêm năng lực và chờ những cơ hội sau này. Hãy nói với sếp rằng bạn cảm thấy mình còn yếu nhưng xin được tham gia vào dự án với tư cách thành viên không phải người quản lý. Ít nhất việc tham gia cùng thực hiện dự án này cũng khiến bạn mở rộng được kiến thức và cải thiện những kỹ năng yếu.

Khi bạn mắc phải một lỗi trầm trọng tại nơi làm việc, và bắt buộc phải nói điều này với sếp thì hãy nhớ rằng càng nói sớm và thành thật bao nhiêu cơ hội để giải quyết vấn đề và khả năng giữ được chiếc ghế của bạn sẽ hiệu quả bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 63)