Các hình thức biểu hiện quan hệ liên nhân cách

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 43)

- Xuất phát từ người phát thông điệp: người phát thông điệp sẽ chi phố

I khu vực tự

8.3.3 Các hình thức biểu hiện quan hệ liên nhân cách

* Sự lây lan tâm lý

Sự lây lan tâm lý là quá trình chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý nằm ngoài sự tác động của ý thức.Chính nhờ có sự lây lan tâm lý mà người ta có được sự đồng cảm với nhau trong giao tiếp.

Lực lây lan tâm lý được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của tập thể và cường độ cảm xúc được truyền.

Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo 2 cơ chế:cơ chế dao động từ từ, cơ chế bùng nổ.

* Ám thị trong giao tiếp

Ám thị là dùng lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ tác động vào tâm lý của một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán.

Ám thị có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp. Ám thị mang tính trực tiếp là tác động trong lúc người này thông báo cho người kia (dưới hình thức mệnh lệnh thực hành) những ý nghĩ khiến người kia phải tiếp nhận và thực hiện không bàn cãi. Ám thị gián tiếp thì phải đi theo đường vòng để đạt mục đích trên chẳng hạn như thủ thuật noi gương.

Tính bị ám thị (còn gọi là tính nhẹ dạ, cả tin) phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh. Tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta hoang mang, giao động hoặc đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó.

* Hiện tượng áp lực nhóm

Trong giao tiếp tập thể, phản ứng của một thành viên thường bị chi phối bởi phản ứng của số đông tức là phản ứng của đa số tạo nên áp lực đối với phản ứng của một số ít người. Hiện tượng này gọi là áp lực nhóm.

Tính áp lực nhóm phụ thuộc vào những yếu tố sau: những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực nhóm, những đặc trưng của nhóm là chủ thể tạo ra áp lực, mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm và hoàn cảnh, nội dung nhiệm vụ, mức độ quan tâm của cá nhân với nhiệm vụ đó.

* Bắt chước

Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lập lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Bắt chước là cơ chế quan trọng để hình thành nên chuẩn mực, giá trị của nhóm, của xã hội. Thông qua bắt chước, mỗi cá nhân xây dựng nên cách xử sự của mình phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Bắt chước thường được diễn ra theo quy luật nhất định: bắt chước được thực hiện từ bản chất đến hình thức, từ dưới lên trên theo bậc thang của xã hội…

Thuyết phục là phương pháp tác động xây dựng trên cơ sở tính lôgic, tính chặt chẽ, xác đáng của các lập luận nhằm làm thay đổi quan điểm, thái độ của người khác hoặc nhằm xây dựng nên quan điểm mới.

Hiệu quả của thuyết phục phụ thuộc vào các yếu tố như uy tín của người thuyết phục, tính chặt chẽ lôgic của lý lẽ đưa ra, một số đặc điểm tâm lý cá nhân, hoàn cảnh diễn ra sự thuyết phục, cách thức thuyết phục…

Tóm lại, ba quá trình nhận thức, tự nhận thức và tác động lẫn nhau là ba quá trình thống nhất trong một hoạt động giao tiếp. Chúng tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của giao tiếp.

CÂU HỎI

1. Thế nào là tri giác xã hội? Tri giác xã hội khác tri giác các vật vô tri vô giác như thế nào? Tri giác xã hội có tầm quan trọng như thế nào trong giao tiếp?

2. Thế nào là tri giác người khác? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tri giác người khác? Làm thế nào để hạn chế việc sai lệch trong tri giác người khác.

3. Thế nào là tri giác bản thân? Làm thế nào để có thể cải thiện hình ảnh bản thân? 4. Thế nào là quan hệ liên nhân cách? Những hình thức biểu hiện của quan hệ liên

nhân cách? Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách. Anh chị rút ra được bài học gì cho bản thân?

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w