- Xuất phát từ người phát thông điệp: người phát thông điệp sẽ chi phố
7.2 MẠNG GIAO TIẾP 1 Mạng giao tiếp
7.2.1 Mạng giao tiếp
Mạng giao tiếp là tập hợp các kênh trong một nhóm có tổ chức, theo đó các thông điệp được truyền đi. Mạng giao tiếp được săp xếp một cách có kế hoạch hoặc tự phát. Mạng giao tiếp có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thu nhận thông tin và hiệu quả giao tiếp. Mạng giao tiếp thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động nhóm.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mạng giao tiếp: Số người tham dự, tính chất phức tạp của thông điệp, dung lượng của thông điệp, tính chất khẩn cấp của thông điệp và mức độ tin cậy của các tài liệu.
* Giao tiếp với chính mình: Là khi con người suy nghĩ để tự điều khiển, điều
chỉnh bản thân. Quá trình ấy diễn ra khá thường xuyên đối với những người có ý thức. Giao tiếp này không có mạng.
* Tiến trình truyền thông trong giao tiếp với chính mình
- Nhận thức đặc điểm, thuộc tính của bản thân. - Đánh giá bản thân.
- Điều chỉnh, điều khiển bản thân.
* Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân : Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân diễn ra khi chủ thể giao tiếp là hai người hoặc nhiều hơn. Cả hai chủ thểđều là nguồn phát và người nhận Mối quan hệ tương tác giữa những chủ thể này do đó rất mạnh mẽ. Ví dụ: Gặp gỡ để nói chuyện riêng… Hội ý trong nhóm nhỏ…
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân có tác dụng sâu sắc trong việc vận động cá nhân thay đổi hành vi, thái độ.
* Giao tiếp công chúng: Phía phát chỉ một hay vài người, phía nhận thì rất đông. Ví dụ: Như trong một buổi diễn thuyết. Trong một buổi lễ mít tinh.
Trong giao tiếp công chúng, mức độ tương tác giữa các chủ thể rất yếu, sự đổi vai gần như không có.
Lượng thông tin trong kiểu giao tiếp này rất nhiều nhưng tác động thay đổi hành vi rất hạn chế. Khi lớp học quá đông thì người giáo viên giao tiếp với học sinh gần như là dạng giao tiếp công chúng này.
* Giao tiếp đại chúng
Truyền thông chủ yếu chỉ được thực hiện một chiều và được khuếch đại qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ví dụ cho hình thức giao tiếp này là báo chí, phát thanh, truyền hình.
Sự đổi vai gần như không đáng kể (nếu có chỉ là những hình thức như thư phản hồi). Sự đáp ứng không có tác động đến người phát.
Lượng thông tin được truyền đi rất lớn, tốc độ truyền đi nhanh chóng, rộng rãi, số lượng người tiếp nhận đông đảo nhưng sức tác động không sâu sắc.