họ thường sử dụng các vị thuốc Bắc, thảo mộc. Giới quí tộc ngày xưa thích những món ăn cầu kì, chế biến phức tạp, công phu. Bữa ăn thường có nhiều món, các món được đưa dần ra bàn ăn chứ không bày ra cùng lúc như người Việt. Song hiện nay, xu hướng của người Trung Quốc là ăn uống đơn giản, tiết kiệm.
* Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, dân số đông thứ nhì thế giới (sau Trung Quốc). Ấn độ có nền văn hóa lâu đời và nền văn hóa này có ảnh hưởng đến nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Phong tục, tập quán Ấn Độ gắn liền với sự phân chia đẳng cấp và nghi lễ tôn giáo. Mỗi cử chỉ, hành vi của con người trong giao tiếp được quy định một cách chặt chẽ, tỉ mỉ. Ở Ấn Độ, hai người khác đẳng cấp không bao giờ ngồi chung một bàn, làm chung một việc. Những người thuộc đẳng cấp cao nhất, Bàlamôn, rất ít khi đụng chạm với người thuộc đẳng cấp thấp hơn. Họ ngại sử dụng đồ da vì cho rằng đó là da động vật bị giết.
Người Ấn Độ thường chào nhau bằng cách chắp hai tay trước ngực hay ngang trán để thể hiện sự kính trọng đối với bề trên. Còn thông thường những người quen biết ngang hàng nhau chào nhau bằng cách mỉm cười và lắc đầu. Việc bắt tay chỉ phổ biến ở giới thượng lưu, tuy nhiên, họ rất ít khi chào phụ nữ bằng cách bắt tay.
Người Ấn Độ rất mến khách, họ thường đón khách và chiêu đãi khách một cách nồng nhiệt. Khi ăn, thói quen của người Ấn Độ là dùng tay phải để bốc, bốc thức ăn phải thật gọn, tránh làm rơi vãi, còn tay trái cầm cốc uống nước. Khi uống thì đổ thẳng nước từ cốc vào miệng chứ không ngậm lấy cốc rồi nghiêng cốc uống như người Việt. Món ăn của người Ấn Độ thường cay và có nhiều gia vị khác. Khi tiễn khách, chủ bao giờ cũng nhường khách đi trước và tránh quay lưng lại với khách.
* Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Singapore
Singapore là một đất nước nhỏ bé, diện tích chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc nước ta một chút. Tuy nhiên, nền kinh tế Singapore là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Khi tiếp xúc với người Singapore, chúng ta cần lư ý một số đặc điểm sau: