đất nước Singapore; Chủ đề nên tránh đề cập là diện tích nhỏ, hẹp của đất nước họ.
10.3 MỘT SỐ NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Văn hóa giao tiếp phương Đông
- Đề cao sự giao lưu, coi trọng mối quan hệ với cộng đồng. - Coi trọng tuổi tác, chức vụ, người đàn ông
- Đề cao tính tập thể.
- Quyết định mang tính tập thể. - Quyết định chậm.
- Tính đẳng cấp được đề cao. - Nặng tình.
10.3.2 Văn hóa giao tiếp phương Tây
- Tôn trọng tự do, sự riêng tư cá nhân. - Coi trọng nữ giới.
- Đề cao tính cá nhân.
- Quyết định mang tính cá nhân. - Quyết định nhanh.
- Tính bình đẳng được đề cao. - Nặng lý
Bài 11:
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY
1.1 NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ
- Khi nói chuyện cần chú ý tới hành động cử chỉ theo lời nói giữa hai phía, đưa ra ý kiến đúng lúc và chú ý lắng nghe đối phương.
- Nói chuyện không phải là cuộc thi nói tranh luận. Cần có ý kiến riêng, song không hiếu thắng, tránh được thua.
- Khi nói chuyện với người chưa thân, cần chọn các chủ đề thoải mái, nhẹ nhàng mang tính sinh hoạt đời thường. Tránh các đề tài đi sâu vào chuyên môn hoặc những đề tài chính trị, tôn giáo nặng nề.
- Khi mới đặt vấn đề thiết lập quan hệ quen biết, lúc trao đổi cần đặc biệt chú ý lắng nghe ý kiến đối phương và tỏ ra tôn trọng, chớ lên mặt dạy đời, chỉ đạo và bắt ép đối phương nghe theo ý kiến mình.
“Trong ứng xử, phải có năng lực tự chủ. Sự tinh tế và khéo léo khi giải quyết
vấn đề sẽ là chìa khóa của thành công”. (Chuyên viên TL. Lý Thị Mai) 1.2 NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ:
- Thọc tay vào túi quần, ngồi rung đùi, nhổ râu, liếc ngang liếc dọc khi tiếp khách - Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
- Nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, bất ngờ đề tài nói chuyện của bạn
- Nói sai đề tài, nói luyên thuyên mà không quan tâm đến điều mình nói.
- Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
- Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
- Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
- Phát triển câu chuyện quá đà, không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.
- Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
- Thì thầm với một vài người trong đám đông. - Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
- Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện. - Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
- Dùng những từ đệm không cần thiết.
- Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
1.3 MỘT SỐ VĂN KỸ NĂNG VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỤ THỂ
1.3.1 Xã giao trong giao tiếp trực tiếp* Bắt tay * Bắt tay
- Khi bắt tay cần biểu thị tình cảm đúng mức: nam giới với nhau nên nắm cả bàn tay, siết chặt rồi giữ ít lâu
− Giữa nam và nữ thì người nữ chỉ nên nắm hờ, không nên siết chặt hoặc nắm quá lâu.