Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu kiên giang (Trang 38)

Trên cở sở bảng câu hỏi đã được hoàn chỉnh từ nghiên cứu định tính, tiếp theo sẽ sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát trực tiếp 250 người lao động tại các phòng, các xí nghiệp tại công ty. Dữ liệu thu được sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mền SPSS 16.0. Từ đó, sẽ đưa ra kết luận và những kiến nghị, đề xuất.

Quy trình nghiên cứu của đề tài cụ thể như sau:

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 2.2 Xây dựng thang đo

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty là: (1) đặc điểm công việc; (2) điều kiện làm việc; (3) tính ổn định của công việc; (4) lương, thưởng và phúc lợi công ty; (5) mối quan hệ với cấp trên; (6) cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp; (7) mối quan hệ với đồng nghiệp; (8) sự phát triển bền vững của công ty.

Để đo lường các yếu tố này, dựa trên cơ sở là thang đo trong những nghiên cứu trước đây và những điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chí của đề tài, nghiên cứu này chọn thang đo Likert 5 điểm từ (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) không ý kiến, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý.

Cơ sở lý thyết

Các giả thuyết và Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng Thang đo chính thức

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Phân tích hồi quy

Phân tích ANOVA

Kết quả nghiên cứu và kiến nghị

2.2.1 Thang đo đặc điểm công việc

Thang đo đặc điểm công việc được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu có liên quan trước đây của một số tác giả như Trần Kim Dung (2005), Ngô Thị Ngọc Bích (2012), Đoàn Thị Trang Hiền (2012), Phạm Thành Tuyến (2013). Thang đo đặc điểm công việc được đo lường bởi 6 biến quan sát, ký hiệu DDCV1 đến DDCV6, các phát biểu như sau:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

DDCV1 - Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân

Đoàn Thị Trang Hiền Ngô Thị Ngọc Bích DDCV2 - Tôi hiểu rõ về công việc tôi đang làm Ngô Thị Ngọc Bích Phạm Thành Tuyến DDCV3 - Công việc phải sử dụng nhiều kỹ năng Ngô Thị Ngọc Bích DDCV4 - Công việc có nhiều thách thức và sáng tạo Đoàn Thị Trang Hiền DDCV5 - Tôi được chủ động quyết định một số vấn đề

trong phạm vi công việc được giao

Ngô Thị Ngọc Bích Phạm Thành Tuyến

DDCV6 - Công việc thú vị Đoàn Thị Trang Hiền

2.2.2 Thang đo điều kiện làm việc

Thang đo này dựa trên khảo sát của Lester (1982) với 04 biến quan sát liên quan đến sự thuận tiện cá nhân (Ngô Thị Ngọc Bích, 2012; Phạm Thành Tuyến, 2013), ký hiệu từ DKLV1 đến DKLV4:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

DKLV1 - Điều kiện làm việc đảm bảo an toàn Phạm Thành Tuyến DKLV2 - Tôi được trang bị đầy đủ phương tiện, trang

thiết bị làm việc

Ngô Thị Ngọc Bích DKLV3 - Nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái Ngô Thị Ngọc Bích Phạm Thành Tuyến DKLV4 - Tôi không bị áp lực công việc Ngô Thị Ngọc Bích

2.2.3 Thang đo tính ổn định của công việc

Kế thừa nghiên cứu của Châu Thị Minh Vi (2012) liên quan đến tính ổn định của công việc và nguồn thu nhập của người lao động với 5 biến quan sát, kí hiệu CVOD1 đến CVOD5:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CVOD1 - Công việc đảm bảo ổn định nguồn thu nhập cho

bản thân Châu Thị Minh Vi

CVOD2 - Tôi không lo lắng về việc sẽ mất việc làm Châu Thị Minh Vi CVOD3 - Đảm bảo cân bằng giữa công việc, cuộc sống

và gia đình Châu Thị Minh Vi

CVOD4 - Tôi cảm thấy công việc của tôi ổn định Châu Thị Minh Vi CVOD5 - Tôi cảm thấy công việc được đảm bảo Châu Thị Minh Vi

2.2.4 Thang đo lương, thưởng và phúc lợi công ty

Là những người trực tiếp thực hiện các mục tiêu của công ty, đổi lại người lao động có được thu nhập từ sức lao động đã bỏ ra. Thu nhập này bao gồm các khoản lương cơ bản, trợ cấp (nếu có), thưởng và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ chính công việc hiện tại. Điều mà họ mong đợi trước hết là công ty có một chính sách lương, thưởng và phúc lợi hợp lý. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Ngọc Bích (2012) và Châu Thị Minh Vi (2012), nghiên cứu đưa ra 5 biến quan sát cho thang đo lương, thưởng và phúc lợi, kí hiệu từ LTPL1 đến LTPL5:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

LTPL1 - Mức lương của tôi là tương xứng với công việc

và năng lực Ngô Thị Ngọc Bích

LTPL2 - Tôi nhận được các khoản thưởng thỏa đáng khi

hoàn thành công việc của mình. Ngô Thị Ngọc Bích LTPL3 - Các khoản phúc lợi của công ty được thực hiện

đầy đủ Bổ sung từ thảo luận

LTPL4 - Thu nhập từ công việc hiện tại đảm bảo được

cuộc sống. Châu Thị Minh Vi

LTPL5 - Chính sách lương, thưởng và phúc lợi của công

ty là công bằng và thỏa đáng Ngô Thị Ngọc Bích

2.2.5 Thang đo mối quan hệ với cấp trên

Căn cứ các nghiên cứu trước đây [1, 11, 16] để xây dựng thang đo mối quan hệ với cấp trên với 5 biến quan sát để đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về sự hỗ trợ của cấp trên đối với người lao động trong công việc, kí hiệu từ QHCT1 đến QHCT5:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

QHCT1 - Cấp trên hỗ trợ khi vấn đề vừa xảy ra Phạm Hồng Liêm QHCT2 - Cấp trên có trao đổi hoặc hỏi ý kiến khi có vấn

đề liên quan Phạm Thành Tuyến

QHCT3 - Cấp trên luôn tỏ ra dễ tiếp cận, giao tiếp thân

thiện với người lao động. Phạm Hồng Liêm

QHCT4 - Người lao động được đối xử công bằng, không

phân biệt Ngô Thị Ngọc Bích

QHCT5 - Cấp trên luôn ghi nhận sự đóng góp của tôi Ngô Thị Ngọc Bích

2.2.6 Thang đo cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Cơ hội đào tạo và phát triển liên quan đến nhận thức của người lao động về cơ hội được đào tạo phát triển năng lực cá nhân và cơ hội thăng tiến trong tổ chức [1]. Đào tạo là tiến trình bao gồm những phương pháp được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành, giúp các cá nhân có

ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn thăng tiến chú trọng đến các công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp [6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế thừa các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), Ngô Thị Ngọc Bích (2012), Đoàn Thị Trang Hiền (2012), nghiên cứu xây dựng thang đo cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp với 6 biến quan sát, ký hiệu từ DTPT1 đến DTPT6:

hiệu Phát biểu

Nguồn tham khảo DTPT1 - Công ty luôn coi trọng công tác đào tạo Ngô Thị Ngọc Bích DTPT2 - Tôi được công ty đào tạo các kỹ năng để thực hiện

tốt công việc Ngô Thị Ngọc Bích

DTPT3 - Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao

trình độ, kỹ năng làm việc Ngô Thị Ngọc Bích

DTPT4 - Công tác đào tạo công bằng, rõ ràng Đoàn Thị Trang Hiền

DTPT5 - Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực Ngô Thị Ngọc Bích DTPT6 - Chính sách thăng tiến của công ty rõ ràng, công

bằng Ngô Thị Ngọc Bích

2.2.7 Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp

Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp dựa trên khảo sát của Boeve (2007) để đo lường mối quan hệ của người lao động với đồng nghiệp trong công ty (Ngô Thị Ngọc Bích, 2012) với 4 biến quan sát, kí hiệu từ QHDN1 đến QHDN4:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

QHDN1 - Đồng nghiệp là người thân thiện, dễ hòa đồng Ngô Thị Ngọc Bích QHDN2 - Đồng nghiệp luôn cố gắng, nổ lực để hoàn

thành nhiệm vụ Ngô Thị Ngọc Bích

QHDN3 - Đồng nghiệp là người đáng tin cậy Ngô Thị Ngọc Bích QHDN4 - Luôn phối hợp tốt để hoàn thành nhiệm vụ Ngô Thị Ngọc Bích

2.2.8 Thang đo sự phát triển bền vững của công ty

Thang đo sự phát triển bền vững của công ty sử dụng từ nghiên cứu của Phạm Thành Tuyến (2013) và được bổ sung từ nghiên cứu định tính với 5 biến quan sát, ký hiệu từ PTBV1 đến PTBV5:

Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

PTBV1 - Tôi tin tưởng Ban Giám đốc công ty có khả

năng điều hành công ty ngày càng phát triển Phạm Thành Tuyến PTBV2 - Tôi tin tưởng vào sự tồn tại của công ty trong

những năm tới Bổ sung từ thảo luận

PTBV3 - Tôi tin tưởng công ty sẽ tiếp tục mở rộng sản

xuất, kinh doanh trong những năm tới Bổ sung từ thảo luận PTBV4 - Thu nhập của tôi sẽ tăng trong những năm tới Bổ sung từ thảo luận PTBV5 - Công việc của tôi sẽ ổn định trong thời gian tới Bổ sung từ thảo luận

2.2.9 Thang đo sự gắn kết của người lao động

Thang đo sự gắn kết của người lao độngđã được Trần Kim Dung và Abramham Morris (2005) điều chỉnh và hoàn thiện dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam với 3 thành phần thông qua 9 biến quan sát, kí hiệu từ GK1 đến GK9, cụ thể như sau:

Thành

phần Kí hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo

GK1 - Tôi luôn cố gắng cao nhất để hoàn thành công việc được giao

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền GK2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tôi luôn tự nguyện nỗ lực nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công ty

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền Nỗ lực

– cố gắng

GK3

- Tôi sẵng sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ công ty làm việc thành công.

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền GK4

- Tôi sẽ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty là thứ tốt nhất mà khách hàng có thể mua

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền GK5 - Tôi vui mừng vì đã chọn công ty này để

làm việc

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền Tự

hào

GK6 - Tôi tự hào vì được làm việc trong công ty này

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền GK7 - Tôi có ý định ở lại lâu dài cùng công ty Phạm Hồng Liêm

Đoàn Thị Trang Hiền GK8 - Tôi sẽ ở lại cùng công ty mặc dù có nơi

khác có sự đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền Trung

thành

GK9 - Tôi xem công ty là mái nhà thứ hai của mình

Phạm Hồng Liêm Đoàn Thị Trang Hiền

2.3 Thu thập dữ liệu

2.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là công cụ nối liền giữa thông tin cần cho đề tài và dữ liệu sẽ được thu thập, được thiết kế dựa trên nhiều tài liệu tham khảo khác nhau. Nội dung gồm nhiều mục hỏi liên quan đến công việc, chế độ chính sách, gắn kết...cùng với các mục hỏi liên quan đến các thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. Thứ tự của các mục hỏi và ảnh hưởng của nó đến kết quả nghiên cứu là hiện tượng đã được ghi nhận trong nghiên cứu điều tra [18]. Nghiên cứu này liên quan đến sự gắn kết của người lao động, nên các vấn đề liên quan đến đặc điểm công việc và điều kiện làm việc là quan trọng, vì vậy nó sẽ được đặt hỏi ở phần đầu tiên. Sau đó là các mục hỏi về lương, thưởng và phúc lợi; mối quan hệ với cấp trên; cơ hội đào tạo và phát triển nghề

nghiệp; mối quan hệ với đồng nghiệp; sự phát triển bền vững của công ty. Những ý kiến đánh giá tổng hợp sự gắn kết để cuối Bảng câu hỏi (xem phụ lục 2).

2.3.2 Kích thước mẫu và phương pháp thu nhập số liệu

Việc thu thập mẫu sẽ được thực hiện theo phương pháp hạn ngạch giữa tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp. Việc phát bảng câu hỏi được thực hiện bởi chính tác giả cùng với sự trợ giúp của một số nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu Kiên Giang.

Kích thước và phương pháp chọn mẫu được căn cứ vào mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, thời gian và chi phí, nhưng phải đủ lớn. Vậy, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện vẫn chưa được xác định rõ [18]. Theo một số nghiên cứu, kích thước mẫu tối thiểu theo phương thức ước lượng ML (The Maximum Likelihood) là 100 – 150 mẫu (Hair và cộng sự, 1998) đến 200 mẫu. Có nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng [18]. Trong nghiên cứu này, kích thước mẫu điều tra là n = 250 mẫu được phân bổ đều theo các phòng, xí nghiệp của công ty.

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 2.4.1 Làm sạch dữ liệu 2.4.1 Làm sạch dữ liệu

Sau khi phỏng vấn xong Bảng câu hỏi được tiến hành kiểm tra lại để loại bỏ các bảng câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu, như: người được hỏi hiểu sai hoặc trả lời không đúng, trả lời không đầy đủ ý… trước khi nhập liệu. Sau khi nhập, số liệu sẽ được kiểm tra bằng phương pháp kiểm định thống kê mô tả qua bảng tần số nhằm kiểm tra những sai sót trong quá trình nhập số liệu, loại bỏ những biến quan sát có điểm số bất thường.

2.4.2 Phương pháp phân tích

2.4.2.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái còn lại trong nhóm đó [15]. Hệ số Cronbach’s Alpha thường được dùng để đánh giá sơ bộ thang đo để loại các biến rác.

Khi hệ số α quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau, chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi biến thiên trong khoảng [0,7-0,8]. Tiêu chuẩn

chọn thang đo này có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên [13]. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo tốt [15]. Vậy, trong nghiên cứu này hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 là có độ tin cậy đảm bảo [15], các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ loại khỏi thang đo.

2.4.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis)

Sau khi loại các biến có độ tin cậy thấp, các biến còn lại sẽ tiếp tục được sử dụng để tiến hành phân tích EFA. Phương pháp EFA được sử dụng để đánh giá độ giá trị của thang đo, gồm giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Nghiên cứu này phân tích EFA sử dụng phương pháp rút trích nhân tố là “Principal component” với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 [15]. Quá trình phân tích các item, thang đo không đạt sẽ bị loại dựa vào các tiêu chuẩn sau: các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.4, tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 0.5; hệ số phép thử KMO (Kaiser – Meyer-Olkin of sampling adequacy) lớn hơn .05 [1].

2.4.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hiệu chỉnh theo EFA và kiểm định các giả thuyết đã nêu [13].

Mô hình có dạng như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + ... + βpXpi + ei Trong đó:

Yi : Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu kiên giang (Trang 38)