Từ các giả thuyết đã nêu, mô hình nghiên cứu đề xuất được đưa ra như sau:
H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Đặc điểm nhân khẩu Độ tuổi
Giới tính
Trình độ học vấn
Chức vụ
Thời gian làm việc
Tình trạng hôn nhân
Thu nhập
Đặc điểm công việc
Mối quan hệ với cấp trên Đào tạo và phát triển nghề nghiệp Lương, thưởng và
phúc lợi công ty Điều kiện làm việc
Mối quan hệ với đồng nghiệp Sự phát triển bền vững của Công ty Tính ổn định của công việc Gắn kết Nỗ lực Gắn kết Tự hào Gắn kết Trung thành
Tóm tắt chương 1
Chương này đưa ra định nghĩa về sự gắn kết của người lao động, các nhân tố có liên quan, tác động đến sự gắn kết. Đồng thời, nêu ra cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức. Từ đó, xác định 08 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức: (1) đặc điểm công việc; (2) điều kiện làm việc; (3) tính ổn định của công việc; (4) lương, thưởng và phúc lợi công ty; (5) mối quan hệ với cấp trên; (6) cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp; (7) mối quan hệ với đồng nghiệp; (8) sự phát triển bền vững của công ty. Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung Chương 2 sẽ trình bày các phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài, gồm: thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu để xây dựng và đánh giá thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và các giả thuyết đã đưa ra.