Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 30)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5.2. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Bến Tre

Tre

Những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về vốn vay, miễn thuế, đặc biệt là hỗ trợ dầu, bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên theo quyết định 289 của Thủ Tướng Chính Phủ đã tạo điều kiện cho ngư dân khai thác hải sản tỉnh Bến Tre từng bước nâng cao năng lực đánh bắt

Riêng ngư dân xã Bình Thắng được hỗ trợ với số tiền trên 15,6 tỷ đồng, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp ngư dân đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật đánh bắt thủy sản ngày càng hiện đại. Đến nay, tổng số tàu hiện có của xã Bình Thắng là 602 chiếc, trong đó có 527 tàu đánh bắt xa bờ. Sáu tháng đầu năm 2011, sản lượng đánh bắt hải sản của ngư dân Bình Thắng ước đạt 19.350 tấn, tăng 2.800 tấn so với cùng kỳ 2010. Đặc biệt, khi cảng cá Bình Thắng đưa vào hoạt động năm 2007, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ghe tàu trên địa bàn Bình Đại và các huyện biển của tỉnh Bến Tre tập kết, vận chuyển hàng hóa sau những chuyến ra khơi. Trong năm 2010, có 3.275 lượt tàu cập cảng, sản lượng hàng thủy sản qua cảng đạt 25.716 tấn

Nhìn vào thực tế trên, có thể nói rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngư dân đánh bắt hải sản tỉnh Bến Tre khả quan hơn so với ngư dân đánh bắt tỉnh Kiên Giang là do các cấp lãnh đạo địa phương thường xuyên tổ chức định kỳ gặp gỡ các ngư dân, các chủ tàu, các doanh nghiệp đánh bắt hải sản nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn có những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản như do giá nguyên liệu tăng, ngư lưới cụ, chi phí đầu tư cho đánh bắt hàng năm đều tăng, trong khi sản lượng khai thác có chiều hướng không tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của mỗi chuyến ra khơi của ngư dân, một số ngư dân

đánh bắt bị thua lỗ, phá sản. Từ đó dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế. Đây cũng là thách thức đối với sự tiếp cận nguồn vốn vay của bà con nông dân và chủ tàu

Do vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt đông đánh bắt hải sản ở Tiền Giang cũng có những thách thức nhất định mà ta cần phải xem xét để làm rõ và tìm hướng giải quyết tháo gỡ

Kết luận chương 1

Hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân tỉnh Tiền Giang có phát triển mạnh và bền vững hay không, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, mang về hiệu quả kinh tế cao có thể tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng vốn, một vấn đề sống còn cho quá trình khai thác và đánh bắt trên biển của bà con ngư dân và chủ tàu. Vì vậy để thực hiện mục tiêu này, ta phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp về việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM VỀ TỈNH TIỀN GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT

HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH TIỀN GIANG 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỈNH TIỀN GIANG

2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang

Về vị trí địa lý

Tiền Giang là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 10012'20'' - 1003 5' 26'' vĩ Bắc và 1050 49' 07'' - 106048' 06'' kinh Đông; Bắc giáp tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long

và tỉnh Bến Tre; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông Bắc giáp biển với chiều dài 32 km

Lãnh thổ Tiền Giang nằm trải dọc theo bờ Bắc của sông Tiền với chiều dài 120 km, nằm án ngữ ngay cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với 3 tuyến đường giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 30 và quốc lộ 50. Ngoài ra, tuyến đường thủy quan trọng từ các tỉnh miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh cũng đi qua kênh Chợ Gạo nằm trên địa bàn tỉnh này

Với vị trí như trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành thủy sản, trong đó hoạt động khai thác chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, vị trí này cũng mang lại nhiều thách thức cho tỉnh trong việc cạnh tranh, thu hút chất xám, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển sản xuất công nghiệp

Về khí hậu

Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm. Nền nhiệt độ trung bình cao và ổn định quanh năm từ 27 - 290C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm, từ 1 - 40C. Số giờ nắng trung bình từ 2.200 - 2.610 giờ/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 9.500 - 10.0000C, tháng 4 nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,90c, tháng 12 mát nhất với nhiệt độ trung bình 250C

Khí hậu Tiền Giang phân hoá thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Lượng mưa trung bình 1.350 - 1.500 mm/năm, phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ ẩm trung bình 80 - 85%

Có 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam hình thành từ Nam Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo, tác động đến các tỉnh phía Nam nước ta, mang đặc tính nóng ẩm, gây mưa lớn, chiếm khoảng 90% lượng mưa trong năm của tỉnh. Gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng; hoạt động mạnh từ tháng 12 đến tháng 4, có đặc tính khô hanh, gây ra hiện tượng khô nóng kéo dài; làm gia tăng tác động của thủy triều, khiến mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây thiệt hại đê biển, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

Theo thông tin từ Website tỉnh Tiền Giang, năm 2009, kinh tế tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định và ở mức khá cao (9,2% - tăng trưởng chung của cả nước là 5,32%); tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh tăng bình quân 9,2% so với năm 2008, trong đó giá trị tăng thêm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 4,9%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,4%, Thương mại - Dịch vụ tăng 9,7%; cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 48,3%, Công nghiệp - Xây dựng 23,4% và Thương mại - Dịch vụ 28,3%. GDP bình quân đầu người đạt 969 USD

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg, ngày 22-01-2009, Tiền Giang sẽ phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước, trong khai thác hải sản chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của tỉnh

2.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua

Trong năm 2010, Tiền Giang khai thác được 80.000 tấn thủy sản các loại, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu khai thác trên biển cho sản lượng trên 79.270 tấn hải sản các loại. Tiền Giang phấn đấu năm 2012 khai thác 89.200 tấn thủy sản các loại, trong đó đánh bắt trên biển 85.400 tấn. Năm nay, nhìn chung ngư dân Tiền Giang trúng mùa đánh bắt hải sản. Sau mỗi chuyến đi biển, nhiều tàu cào xiêm đạt giá trị sản lượng 70 - 80 triệu đồng

Song song với việc phấn đấu tăng sản lượng khai thác như trên thì ngành thủy sản Tiền Giang cần phải phát huy tốt nghề truyền thống, giúp giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đồng thời Tiền Giang còn khuyến khích ngư dân phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, một mặt đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động hai cảng cá quốc gia: Cảng cá Mỹ Tho (Tp Mỹ Tho), cảng cá Vàm Láng (huyện Gò Công Đông). Mỗi năm, cảng cá Mỹ Tho và cảng cá Vàm Láng đón trên 16.000 lượt tàu đánh bắt của các tỉnh duyên hải miền Trung và Nam bộ với lượng hải sản trung chuyển qua cảng trên 59.000 tấn tôm cá các loại

Với 32 km bờ biển án ngữ giữa hai cửa sông lớn: Soài Rạp trên sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và Cửa Tiểu trên sông Tiền ở phía Nam, khai thác hải sản không chỉ là mũi nhọn kinh tế mà còn là nghề truyền thống của nhiều địa phương: Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông, Tp Mỹ Tho,... Tỉnh có đội tàu đánh bắt 1.363 chiếc với tổng công suất 262.468 CV, trong đó trên 60% là phương tiện đánh bắt xa bờ. Dự kiến đến năm 2015 Tiền Giang tăng số lượng tàu khai thác biển lên 1.450 chiếc, tổng công suất 290.000 CV. Việc phát huy nghề đánh bắt hải sản không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội mà còn thiết thực khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương. Tuy nhiên để phát huy nghề đánh bắt hải sản này thì đòi hỏi phải nâng cao năng lực của các đội tàu, làm tăng sản lượng đánh bắt. Hay nói một cách khác, hoạt động khai thác hải sản phải phát triển cả về lượng lẫn về chất. Để đạt được

điều này thì đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động vào hoạt động đánh bắt, trong đó yếu tố về vốn sẽ là yếu tố mang tính then chốt nhất và đặt biệt là vốn vay. Vì vậy phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay này hỗ trợ cho bà con ngư dân và chủ tàu có vốn để phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hội nghị khoa học thuỷ sản toàn quốc lần thứ IV ngày 16/12/2011 tại trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, kỷ yếu trang 395-405, đề tài” Thực trạng và một số giải pháp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở tỉnh Tiền Giang” của tác giả Nguyễn Trọng Tuy đã đánh giá được thực trạng về hoạt động khai thác hải sản ở tỉnh Tiền Giang như thực trạng về nghề khai thác, về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành khai thác hải sản một cách lâu dài trong mối quan hệ với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cụ thể là: nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, vay ưu đãi cho tàu, tiếp tục miễn thuế khai thác hải sản và thuế tài nguyên cho ngư dân, tăng cường tổ chức thành lập và phát triển tổ, đội sản xuất để hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như giảm thiểu rủi ro. Trên đây là những thành tựu đã đạt được của đề tài

Tuy nhiên vấn đề chưa được nêu ra của đề tài trên là để hỗ trợ về vốn thì cần có những giải pháp gì để giúp ngư dân và chủ tàu tiếp cận được. Do vậy Tôi thiết nghĩ để hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận được vốn vay, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

2.2.1. Mô tả các biến

Theo kết quả nghiên cứu định tính, các biến số ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động đánh bắt hải sản theo nội dung xây dựng như sau:

2.2.1.1. Biến phụ thuộc

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngư dân và chủ tàu: là thể hiện trong quá trình đánh bắt hải sản, ngư dân và chủ tàu tiếp cận được nguồn vốn vay như thế nào để phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản

2.2.1.2. Biến độc lập

Biến độc lập bao gồm các nhân tố: nhân tố pháp lý, nhân tố kinh tế, nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu, nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn. Cụ thể:

Nhân tố pháp lý bao gồm:

-Cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản, nghĩa là khi có chính sách của nhà nước như hỗ trợ về vốn cho ngành thuỷ sản, đặt biệt là cho hoạt động đánh bắt hải sản thì tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay

-Cải cách cơ chế chính sách nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản như cải cách về thủ tục cho vay ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay không?

-Vướng mắc khi thực hiện chính sách đối với hoạt động đánh bắt hải sản, nhà nước đã có chính sách nhưng khi thực hiện, các ngân hàng thực thi chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến sụ tiếp cận vốn vay của ngư dân và chủ tàu

Nhân tố kinh tế bao gồm:

-Lãi suất cho vay có tác động đến nhu cầu vay vốn hay không?

-Giá nhiên liệu tăng sẽ tác động đến vốn lưu động phục vụ cho hoạt động đánh bắt trên biển, do đó ngư dân sẽ cần vốn vay như thế nào?

Nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu bao gồm:

-Năng lực khai thác của tàu thể hiện tính bền vững và sản lượng khai thác tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng.

-Công suất(mã lực) của tàu thể hiện thời gian khai thác của tàu trên biển nhằm xác định chi phí có đủ trang trải cho hoạt động đánh bắt dài ngày trên biển ảnh hưởng đến nhu cầu cần vốn vay của ngư dân và chủ tàu

-Máy móc thiết bị của tàu có đủ điều kiện phục vụ cho việc cấp đông sản phẩm cá sau khi đánh bắt được đảm bảo, giá bán ổn định tác động đến khả năng thanh toán nợ vay của ngư dân và chủ tàu

-Tuổi thọ của tàu thể hiện khả năng chịu đựng trước các rủi ro trong hoạt động đánh bắt hải sản, tuổi thọ của tàu cao sẽ hạn chế được rủi ro, ngân hàng dễ chấp nhận cấp tín dụng hơn

Nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn bao gồm:

-Tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng đánh bắt tác động đến doanh thu của chuyến đi biển, làm khả năng thanh toán nợ vay cao hơn, ngân hàng dễ chấp nhận cấp tín dụng

-Thiện chí trả nợ vay của chủ tàu, ngư dân thể hiện việc trả nợ vay đúng hạn, một nhân tố tạo niềm tin đối với ngân hàng, tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay

-Khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt xa bờ thể hiện việc bảo quản sản phẩm cá sau thu hoạch đạt chất lượng, làm giá bán cao và ổn định, tăng thu nhập và doanh thu cho chủ tàu và ngư dân. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận vốn vay được thuận lợi hơn

-Tài sản đảm bảo tín dụng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 30)