Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 25)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4.2. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của

của hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang

Vướng mắc khi thực hiện các chính sách của nhà nước đối với hoạt động đánh bắt hải sản

Trong thực tế có nhiều trường hợp chính sách nhà nước hỗ trợ cho nông dân, ngư dân để họ phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, nhưng khi thực hiện, các chính sách thì các cơ quan chức năng thường không thự thi một cách triệt để và hợp lý, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các chính sách đó

Tăng sản lượng đánh bắt hải sản bằng cách đầu tư trang thiết bị tàu thuyền

Một trong những nhân tố ảnh đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay là các chủ tàu và ngư dân phải tích cực khai thác nhằm tăng sản lượng đánh bắt, tạo ra hiệu quả kinh tế cao, cung cấp sản lượng cho hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Từ đó mới thu hút và tạo sự tin cậy đối với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi các chủ tàu và ngư dân phải đầu tư trang thiết bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn

Lãi suất cho vay

Hạ lãi suất cho vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp thủy sản nói chung và hoạt động đánh bắt hải sản nói riêng

Ngành thủy sản được xếp vào lĩnh vực ưu tiên nhưng theo đại diện các DN, việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng vẫn còn khó khăn. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, DN thủy sản rất cần vốn để thu mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu nhưng thời gian qua đều khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ngư dân và chủ tàu thì càng khó tiếp cận vốn vay hơn vì ngư dân thường không có báo cáo tài chính, hoạt động đánh bắt lại rủi ro cao

Điều kiện và thủ tục cho vay: cần tài sản thế chấp

Như đã được đề cập ở trên, ngành thủy sản được được sếp vào lĩnh vực ưu tiên về vốn vay, nhưng các doanh nghiệp, đặt biệt là ngư dân và chủ tàu rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay vì ngư dân thường không có tài sản thế chấp. Mặc dù lãi suất đã giảm và một số tổ chức tín dụng đều khẳng định sẵn sàng đáp ứng vốn, nhưng doanh nghiệp thủy sản, ngư dân và chủ tàu chắc chắn vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng vì điều kiện cho vay chặt chẽ

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ cho biết, đa phần DN nhỏ và vừa cần vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nhưng không còn đủ tài sản để thế chấp cho khoản vay mới. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo với tỷ lệ cao hơn nhu cầu vay vốn khoảng 20-30% mới được duyệt hồ sơ

Theo ông Ngô Đa Thọ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần IDP, doanh nghiệp minh bạch tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và đủ tài sản thế chấp mới dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi hầu hết doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, đặt biệt là ngư dân- chủ tàu đều hạn chế về tài chính và không có tài sản thế chấp

Thiện chí trả nợ vay của ngư dân và chủ tàu

Theo chương trình phát triển đánh bắt xa bờ, toàn tỉnh chỉ có 11 hộ ngư dân được xét cho vay với mức trung bình từ 1,3 đến 1,6 tỉ đồng cho mỗi dự án. Nhưng cho đến nay đã có 9 dự án được xác định là không hiệu quả. Trong số đó riêng phường Tân Long, Thành Phố Mỹ Tho có tới 7 hộ được vay và trong 7 hộ đó hiện nay đều được xếp diện "chây ỳ, dây dưa" không muốn trả nợ, mặc dù tàu đánh cá của họ vẫn hoạt động liên tục, bình thường. Cũng có dư luận cho rằng, nhiều người hiện đang muốn kéo dài với hy vọng rồi đây nhà nước sẽ... xóa nợ!

Là một chương trình kinh tế của Chính phủ, lúc đầu lãi suất cho vay được quy định là 9,72%/năm, thời hạn trả nợ trong 7 năm. Nhưng để hỗ trợ tốt hơn cho ngư

dân, lãi suất sau đó lần lượt được điều chỉnh giảm xuống còn 7%/năm rồi 5,4%/năm, trong khi thời hạn trả nợ thì kéo dài thêm từ 7 năm lên 10 năm

Vậy mà sau hơn 5 năm vay vốn, các hộ ngư dân (còn gọi là chủ đầu tư) tại phường Tân Long đều không trả nợ nhà nước theo đúng hợp đồng tín dụng nên tổng số nợ của họ đã lên tới 11,4 tỉ đồng, trong đó có hơn một nửa là nợ gốc quá hạn và nợ lãi. Đặc biệt có hộ liên tục 2 năm liền không trả nợ, như hộ ông Võ Văn Pha chỉ mới trả được 1 triệu đồng trên 1,4 tỉ đồng nợ gốc. Hộ Lai Thị Huệ chỉ trả được 750 ngàn trên 1,36 tỉ đồng nợ gốc. Riêng hộ Huỳnh Văn Ngoan sau hơn 5 năm chỉ trả được 22 triệu đồng tiền lãi, còn 1,437 tỉ đồng nợ gốc thì chưa trả đồng nào... Theo hợp đồng tín dụng thì trừ thời gian được ân hạn, việc trả nợ gốc và lãi được chia đều cho từng năm và người vay phải trả đều đặn mỗi tháng

Một ngư dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết việc ngư trường đánh bắt ngày càng khó khăn, nhiều chuyến ra khơi bị thua lỗ là chuyện có thật. Nhưng theo ông thì làm ăn có khi thắng khi thua, vấn đề là số ngư dân trên đã không có thiện chí trả nợ, thậm chí cũng không thèm nộp thuế. Điều này gây bất bình trong giới ngư dân tại địa phương. Theo cách tính của ông thì một chuyến ra khơi trung bình thu được chừng 20 tấn cá nục. Nếu tính giá cá nục là 5.000đ/kg thì mỗi chuyến thu về chừng 100 triệu đồng, đó là mức trung bình. Hơn nữa, toàn phường Tân Long có khoảng 89 tàu đánh bắt trên biển, trong đó đa số họ đều là vốn cá nhân hoặc vay ngân hàng với lãi suất cao hơn, thời hạn ngắn hơn, định mức vay thấp hơn, nhưng hầu hết đều hoạt động bình thường và nộp thuế đầy đủ. Như vậy chúng ta thấy một thực tế là ngư dân và chủ tàu trong tỉnh hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn có một số một số hộ vẫn cố tình chay ì, dây dưa trong việc trả nợ làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay của các ngư dân và chủ tàu khác trong tỉnh. Vì vậy chúng ta phải có những biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản

Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các đội tàu đánh bắt xa bờ

Nâng cao bằng cách giảm đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, tăng đánh bắt xa bờ theo hướng tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng lực và hiện đại hóa các đội tàu đánh bắt xa bờ. Xây dựng khu neo đậu , trú bão tàu thủy sản. Tạo niềm tin đối với ngân hàng

Hoàn thiện khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá tương ứng với khả năng đánh bắt, khai thác hải sản

Qua khảo sát mới nhất, các nhà khoa học đã xác định được tại vùng biển của tỉnh Tiền Giang có các loài cá có giá trị kinh tế cao như: Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá thu, cá mú, cá hồng... Nghề đánh bắt khai thác cá ở tỉnh Tiền Giang đang trên đường hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, để khai thác được tiềm năng này, vẫn còn nhiều chuyện cần phải làm - đó là cần phải hoàn thiện khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá tương xứng với khả năng đánh bắt, khai thác hải sản ở ngư trường vốn xa đất liền này. "Khu Dịch vụ cần phải được đáp ứng thêm nhu cầu về lương thực, thực phẩm và chủ động nước ngọt (hiện nay vẫn là nguồn nước mưa) để cung ứng cho ngư dân, đồng thời khu dịch vụ hậu cần phải mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ. Trong đó chú ý đến khâu bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt(trữ lạnh để đảm bảo chất lượng con cá sau khi đánh bắt). Khi vấn đề này được khắc phục và phát triển thì hiệu quả của hoạt động đánh bắt sẽ nâng lên và đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động động đánh bắt hải sản

Hiệu quả của hoạt động đánh bắt

Một trong những nhân tố giúp chủ tàu và ngư dân dễ tiếp cận vốn vay với các ngân hàng là phải nỗ lực khai thác có hiệu quả, sản lượng đánh bắt tăng qua các lần ra khơi. Lúc này các ngân hàng thấy được hiệu quả đó mới có thể xem xét về việc cấp tín dụng

Sự rủi ro của hoạt động đánh bắt

Sự rủi ro của hoạt động đánh bắt khiến các tổ chức tín dụng e ngại trong việc cho vay. Tuy nhiên đây mới chỉ là đứng trên góc độ là ngân hàng, còn đứng trên

góc độ là chủ tàu và ngư dân lại có một cách nhìn nhận khác. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hai đối tượng là người cho vay và người đi vay có thể gặp nhau ở một điểm chung nào đó nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của bà con ngư dân và chủ tàu một cách có hiệu quả nhất

Khách hàng thường xuyên của ngân hàng

Các doanh nghiệp đánh bắt hải sản, chủ tàu và ngư dân thường có mối liên hệ với ngân hàng thì khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ tăng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các đối tượng này phải hoạt động có hiệu quả thì khả năng tiếp cận sẽ cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 25)