Nguyên nhân của những hạn chế trong việc tiếp cân nguồn vón vay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 76)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc tiếp cân nguồn vón vay

Xuất phát từ những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản, ta tiến hành phân tích những nguyên nhân gây nên những hạn chế trên như sau:

Nguyên nhân thứ nhất là cơ chế chính sách của nhà nước ban hành, nhưng các ngân hàng không thực hiện một cách đầy đủ. Cụ thể là Quyết Định 63/2010/QĐ TTg ngày 15/10/2010 và Quyết Định số 1801/QĐ BNN-CB ngày 9/8/2011 về việc công bố các tổ chức, cá nhân sản xuất máy nóc thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách theo Quyết Định 63 đã ban hành nhưng ngư dân và chủ tàu không tiếp cận được mặt dù lãi suất vay là 0%, vì bị vướng ở khâu thủ tục còn phiền hà và bất cập

Nguyên nhân thứ hai là do thủ tục vay qua quá nhiều trung gian, bởi vì ngư dân vùng biển và chủ tàu không biết khi vay thì phải xuất phát từ đâu và hồ sơ vay như thế nào (ngư dân và chủ tàu có trình độ còn hạn chế), vì vậy phải qua nhiều trung gian, làm cho chi phí vay cao, khó tiếp cận được

Nguyên nhân thứ ba tài sản thế chấp, chủ tàu và ngu dân không những chỉ thế chấp con tàu mà còn phải thế chấp nhà, trong khi ngư dân vùng biển thì căn nhà lại có giá trị không cao, do vậy không đủ tài sản có giá trị để thế chấp, khó tiếp cận được

Nguyên nhân thứ tư là do các chủ tàu và ngư dân còn phụ thuộc nhiều vào các chủ vựa cá, phụ thuộc vào tư thương, đầu nậu cá. Nghĩa là còn một bộ phận không nhỏ chủ tàu và ngư dân thường ứng tiền trước khi ra khơi, do vậy đến khi vào bờ phải bán cá cho chủ vựa, đầu nậu. Từ đó chủ tàu và ngư dân khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nếu không vay chủ vựa và đầu nậu thì chuyến sau họ sẽ không mua cá hoặc mua ép giá

Nguyên nhân thứ năm là do sự rủi ro của hoạt động đánh bắt hải sản như thiếu bạn đi ghe, rách lưới và mất lưới, tác động của gió, bão khiến các ngân hàng e ngại khi cho vay

Nguyên nhân thứ sáu là năng lực của các đội tàu chưa đáp ứng được tiềm năng khai thác, phần lớn tàu đánh bắt hiện nay là tàu thiết kế bằng gỗ

Nguyên nhân thứ bảy là thiện chí trả nợ vay của ngư dân và chủ tàu còn có sức ỳ, khả năng thanh toán nợ vay còn hạn chế

Nguyên nhân thứ tám là dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt còn nhiều bất cập giữa ngư dân, chủ tàu và ngân hàng. Theo đó thì ngân hàng chỉ chấp nhận đối với hồ sơ vay khi thiết kế hẩm đông theo khối hình vuông, còn ngư dân và chủ tàu lại ưa thích thiết kế theo độ cong của con tàu. Một lý do khác nữa là ngư dân quen với cấp đông theo truyền thống là dùng nước đá và muối

Qua phân tích định lượng nhân tố lần 2 rút ra được 5 nhân tố có thể tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản: nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn, nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu, nhân tố pháp lý, nhân tố kinh tế, nhân tố rủi ro khách hàng. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, nghĩa là các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động đánh bắt hải sản bao gồm: nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn(gồm các biến: tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng đánh bắt, thiện chí trả nợ vay của ngư dân và chủ tàu, khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt xa bờ, tài sản đảm bảo tín dụng, nâng cao năng lực các đội tàu), nhân tố pháp lý(gồm các biến: cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản, cải cách cơ chế chính sách nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản, vướng mắc khi thực hiện chính sách đối với hoạt động đánh bắt hải sản), nhân tố rủi ro khách hàng(khách hàng thường xuyên của ngân hàng, sự rủi ro của hoạt động đánh bắt khiến các ngân hàng e ngại khi cho vay). Các nhân tố này là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích này phù hợp với bảng thống kê mô tả đã trình bày ở trên

Do vậy cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chính là dựa vào các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đã nêu ở trên

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w