Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 80)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động

VAY CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. giải pháp về vốn vay cho hoạt động đầu tư trang thiết bị, tàu thuyền phục vụ cho đánh bắt hải sản xa bờ vụ cho đánh bắt hải sản xa bờ

Chi Cục thuỷ sản có biện pháp tuyên truyền cho ngư dân và chủ tàu quy trình đóng tàu phương pháp mới theo công nghệ đóng tàu bảo quản sản phẩm bằng vật liệu cách nhiệt SPRAY FOAM trên tàu khai thác xa bờ. Chủ tàu và ngư dân có thể sử dụng phương án này để lập hồ sơ vay theo tinh thần của Quyết Định 63. Theo đó thì khi đóng tàu theo công nghệ mới này sẽ làm giảm công suất sử dụng của máy, làm giảm nhiên liệu tiêu hao, thời gian đánh bắt xa bờ sẽ được kéo dài hơn và do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí, sản phẩm sau khi đánh bắt được đảm bảo hơn làm tăng doanh thu và lợi nhuận của một chuyến ra khơi. Từ đó kích thích được tình hình vay vốn và ngân hàng sẽ có thiện chí hơn trong việc cấp tin dụng cho ngư dân và chủ tàu

4.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản động đánh bắt hải sản

Tổ chức lại, củng cố, xây dựng mới phát triển lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu thuyền nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đánh bắt, sản xuất ngư lưới cụ trên các

vùng ngư trường trọng điểm cảng cá Vàm Láng, cảng cá Mỹ Tho nhằm hỗ trợ cho chủ tàu và ngư dân, góp phần nâng cao năng lực các đội tàu, từng bước tăng tỷ lệ đánh bắt, tăng doanh thu , lợi nhuận mỗi chuyến đánh bắt. Đây cũng là một trong những nhân tố tác động đến niềm tin đối với ngân hàng, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh

Tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện chính sách nhà nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với hoạt động đánh bắt hải sản nghĩa là có biện pháp chế tài đối với các ngân hàng khi thực thi Quyết Định 63 của Thủ Tướng chính phủ. Mặt khác Cải cách thủ tục vay vốn đối với ngư dân và chủ tàu. Ngành ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh hoạt phù hợp với đặc thù của ngành thủy sản để giúp các DN thủy sản VN nói chung và các chủ tàu và ngư dân nói riêng có nguồn vốn mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường thủy sản và đủ vốn phục vụ cho hoạt động đánh bắt xa bờ. Nhà nước có chính sách cho vay ưu đãi để ổn định và phát triển sản xuất và nhà nước tiếp tục hỗ trợ giá dầu cho ngư dân như thời gian trước đây đã thực hiện hỗ trợ một lần theo Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ

Tháo gỡ vấn đề tài sản thế chấp, theo quy định của ngân hàng , ngư dân và chủ tàu phải có tài sản thế chấp là tài sản đánh bắt và căn nhà. Tuy nhiên giá trị căn nhà của ngư dân có giá trị thấp, do đó khó tiếp cận được vốn vay. Để giải quyết vấn đề này phải có sự can thiệp từ phía nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ, đó là ngư dân và chủ tàu dùng chính tài sản đánh bắt của mình(tài sản hình thành từ nguồn vốn vay) để thế chấp với ngân hàng khi vay vốn giống như hỗ trợ vay vốn cho ngư dân sau cơn bão số 5.

Hạn chế rủi ro của hoạt động đánh bắt bằng các giải pháp phòng ngừa rủi ro chủ yếu của ngư dân gồm: thay lưới dự trữ , kiếm bạn đi ghe và hợp đồng ổn định , thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết nếu có bão chạy kiếm chổ trú ẩn an toàn, chủ động chạy tàu đi kiếm cá, kiểm tra kỹ và thường xuyên máy móc trước khi hoạt động, tổ chức khai thác hải sản theo tổ/đội/nhóm. Nhà nước nên hỗ trợ ngư dân hợp tác khai thác hải sản ở các ngư trường nước bạn như Malaysia, Indonesia nhằm giảm thiểu sự

bắt nạt của tàu Trung Quốc. Có như vậy thì ngân hàng mới yên tâm cấp vốn vay cho bà con ngư dân và chủ tàu

Chính quyền địa phương hỗ trợ ngân hàng cương quyết xử lý những trường hợp thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay của một số ít ngư dân nhằm tạo sự yên tâm của ngân hàng đối với ngư dân và chủ tàu

Tăng khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ bằng cách phát triển tốt đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua sơ chế trên biển đi đôi với làm tốt công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng giá trị sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 80)