THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 43)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG

3.1. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TỈNH TIỀN GIANG GIANG

Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 của Tiền Giang là 190.000 tấn, gồm sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, tăng 151,4% so năm 2005 và đạt 120,7% so kế hoạch 5 năm. Trong tổng sản lượng khai thác thủy hải sản 80.000 tấn thì khai thác hải sản đạt 75.000 tấn (93,75%)

Bảng 3.1. Sản lượng KTTS tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 đến 2010 (ĐVT: Tấn)

Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khai thác thủy hải sản 69.161 74.946 75.154 75.637 75.789 79.270 80.000 Trong đó: Khai thác HS 64.276 71.582 71.500 71.952 72.206 75.263 75.000 Tổng cộng 97.578 136.04 1 142.71 0 153.13 4 173.10 6 189.10 2 190.000

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, 2010).

Năm 2000, tổng số tàu cá của tỉnh gồm 1.275 chiếc với tổng công suất 157.463 CV; đến năm 2005 tổng số tàu cá tỉnh là 1.286 chiếc với 199.582 CV. Hiện nay tổng số tàu trong toàn tỉnh là 1.363 chiếc với 266.522 CV, trong đó gồm 569 tàu khai thác ven bờ. So sánh ba giai đoạn trên thì số lượng tàu thuyền và công suất bình quân/tàu đều tăng: năm 2000 công suất bình quân 123,5 CV/tàu, năm 2005 là 155,2 CV/tàu và năm 2010 đạt mức 196 CV/tàu (Chi cục Thủy sản Tiền Giang, 2011)

Năm

Sản lượng đánh bắt(kg)

Doanh thu(đ) Chi phí(đ) Lợi Nhuận(đ) Tỷ lệ LN/DT

2009 79.270.000 769.076.472.780 624.646.733.200 144.429.739.580 0.187 2010 80.000.000 821.654.692.352 665.864.447.580 155.790.181.772 0.189 2011 82.037.763 895.470.391.026 693.737.572.440 201.733.358.586 0.22 (Nguồn: Chi cục Thủy Sản tỉnh Tiền Giang, 2011)

Qua bảng số liệu về kết quả của hoạt động đánh bắt trong 3 năm 2009, 2010 và 2011sản lượng đánh bắt tăng qua các năm, trong khi đó doanh tương ứng cũng tăng và tỷ lệ về lợi nhuận tăng do chủ tàu và ngư dân tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc mua bán tiêu thụ cá phần lớn do tư thương đảm nhiệm nên hiện tượng bị ép giá vẫn còn xảy ra

Trong khi đó việc tiếp cận vốn vay ngân hàng qua nhiều thủ tục nên nếu chủ tàu và ngư dân không bán cá cho chủ vựa hoặc tư thương thì khi cần vốn cho hoạt động đánh bắt, họ không biết xoay sở như thế nào ngoài chủ vựa hoặt tư thương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 43)