Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Kiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 29)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5.1. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Kiên

Giang

Thời gian gần đây nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ của tỉnh Kiên Giang giảm, ngư trường khai thác ngày càng biến động và di chuyển ra càng xa bờ, do vậy một lực lượng tàu công suất nhỏ dưới 90 CV khai thác không hiệu quả, từ đó không có khả năng thanh toán vốn vay

Sự phối hợp giữa Sở Thủy sản Kiên Giang, Ngân hàng và các ngành có lien quan chưa được chặt chẽ từ khâu điều tra thiệt hại, xác định nhu cầu vốn vay, lập thủ tục giải ngân đến khâu thu hồi nợ. Từ đó dẫn đến xảy ra các trường hợp như : cho vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích, không đúng thời hạn quy định, mức cho vay không phù hợp với chi phí thực tế. Công tác quản lý giám sát việc vay - sử dụng vốn vay và thu hồi vốn vay của các ngân hàng thương mại còn nhiều sơ hở. Chẳng hạn như để khách hàng sử dụng vốn vay để thanh toán nợ cũ hoặc nhiều trường hợp vay không có chứng từ hoá đơn hoặc có nhưng không đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định để chứng minh việc sử dụng vốn của người vay. Các ngân hàng chưa áp dụng các biện pháp xử lý nợ quá hạn một cách kiên quyết. Do đó tạo nên sự thiếu công bằng đối với những người thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Từ đây xuất hiện tư

tưởng tâm lý trong ngư dân và chủ tàu vay: xem đây là nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ - có khả năng được xóa nợ. Nên đã tạo một sức ỳ có tính dây chuyền trong việc không thanh toán nợ vay. Từ đó làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản của tỉnh Kiên Giang cũng còn nhiều thách thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 29)