Những rủi ro trong Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức Tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 41)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.4.Những rủi ro trong Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức Tín dụng

Tín dụng Chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

Phƣơng thức tín dụng chứng từ là phƣơng thức đƣợc sử dụng khá phổ biến trong hoạt động Thanh toán Quốc tế bởi vì lợi ích giữa ngƣời bán và ngƣời mua đƣợc dung hòa với nhau. Tuy nhiên, Việc sử dụng phƣơng thức này không hề đơn giản và thƣờng xuyên sảy ra nhiều tranh chấp phát sinh, dẫn đến những tổn thất trong hoạt động kinh doanh.

Trong phƣơng thức thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ thì Sacombank – CNTB là Ngân hàng phát hành, giữ vai trò rất quan trọng trong

phƣơng thƣc này và gặp không ít những rủi ro.

2.2.4.1. Rủi ro trong nghiệp vụ mở L/C

Trong phƣơng thức này thì Sacombank – CNTB là Ngân hàng phát hành phải thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng theo quy định của L/C ngay cả trong trƣờng hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả.

Với lý do này, rủi ro tín dụng đối tới Sacombank – CNTB luôn hiện hữu do đó trƣớc khi mở L/C các chuyên viên thanh toán quốc tế của Sacombank – CNTB phải kiểm tra thật kỹ tính pháp lý của doanh nghiệp (đối với những doanh nghiệp giao dịch lần đầu) nhƣ hợp đồng thƣơng mại, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toán và các chứng từ liên quan khác. Rủi ro ở khâu này thƣờng phát sinh từ phía doanh nghiệp, thể hiện trong điều khoản của hợp đồng nhƣ giá cả, phƣơng thức thanh toán, hƣơng thức vận tải, điều khoản trọng tài…Một rủi ro nữa trong khâu này là dung sai hoặc bỏ sót câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy so với đơn xin mở L/C.

2.2.4.2. Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ

Trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, thì nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ hết sức quan trọng. Nghiệp vụ này của Sacombank – CNTB nhằm phát hiện những sai sót, những điểm không phù hợp với chứng từ so với nội dung L/C đã mỡ. Nếu các chuyên viên Thanh toán Quốc tế của Sacombank – CNTB không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà vẫn thực hiện thanh toán thì rủi ro cho chi nhánh sẽ khôn lƣờng. Vì thực tế có rất nhiều bộ chứng từ giả hoặc bộ chứng từ có sai sót.

Sau khi kiểm tra chứng từ, Sacombank – CNTB cũng có thể vấp phải rủi ro do không thực thi đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu.Theo UCP 600 thì ngân hàng mở L/C đƣợc miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên, nếu Sacombank – CNTB không hành động theo những quy định tại điều 16 UCP 600 thì Sacombank –CNTB sẽ gặp những rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó.

Đó là các trƣờng hợp:

Thông báo từ chối nhƣng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ hoặc những bất hợp lệ

Thông báo bất hợp lệ và từ chối chứng từ vƣợt quá 5 ngày làm việc theo quy định tại điều 14b của UCP 600

Đã chuyển giao bộ chứng từ cho ngƣời xin mở L/C hoặc làm mất, không trả lại chứng từ

cho ngƣời xuất trình nguyên vẹn nhƣ khi nhận.

2.2.4.3. Rủi ro nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán

Với việc đồng ý mở L/C, cũng đồng nghĩa với việc Sacombank – CNTB đã cam kết thay mặt ngƣời nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu làm đúng theo quy định của L/C. Nhƣng trƣớc đó Bộ phận Khách hàng Doanh nghiệp hay Bộ Phận Khách hàng Cá nhân không tiến hành thẩm định lần đầu đối với khách hàng mới giao dịch hoặc các khách hàng lâu năm nhƣng trong quá trình sản xuất kinh doanh khách hàng bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng không biết, từ đây sẽ sảy ra rủi ro là Sacombank – CNTB sẽ không đòi đƣợc tiền từ phía khách hàng do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Đây là loại rủi ro gây nặng nề nhất cho Sacombank – CNTB

2.2.4.4. Rủi ro về nguồn ngoại tệ thanh toán

Nguồn cung ngoại tệ vô cùng căng thẳng vào giai đoạn cuối năm. Trong khi Việt Nam

là nƣớc nhập siêu nên tình hình này càng thêm căng thẳng. Vào giai đoạn cuối năm, Sacombank – CNTB đôi khi không tự chủ đƣợc nguồn ngoại tệ. Khi đến hạn chuyển tiền thì Sacombank – CNTB phải trì hoãn do không đủ ngoại tệ thanh toán cho ngƣời hƣởng thụ, điều này làm cho Sacombank – CNTB bị thiệt hại về uy tín với đối tác quốc tế và các chi nhánh trong cùng hệ thống do không điều hành tốt nguồn ngoại tệ dự trữ vào cuối năm.

2.2.4.5. Một số tình huống thực tế sảy ra rủi ro tại Bộ phận thanh toán Quốc tế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

1. Tình huống 1: Ngày 01/05/2007, Bộ phận Thanh toán Quốc tế của Sacombank –

CNTB nhận đƣợc một đơn yêu cầu mở L/C + Amount (trị giá L/C): 400,000 USD

+ Beneficiary (ngƣời thụ hƣởng) tại HONGKONG

Sau khi hoàn tất các bƣớc tƣ vấn cũng nhƣ check AML thì đơn mở đƣợc duyệt và nhanh chóng đƣợc mở L/C

Ngày 10/05/2007, toàn bộ Bộ phận Thanh toán Quốc tế nhận đƣợc file check AML mới, đã đƣợc cập nhật

Ngày 20/05/2007, Bộ phận Thanh toán Quốc tế nhận đƣợc bộ chứng từ từ ngân hàng xuất trình, xuất trình theo L/C nói trên, với port of loading của B/L tại MYANMAR Kết quả kiểm chứng từ

Bất hợp lệ, và sau khi check AML bản đã đƣợc cập nhật thì MYANMAR bị cấm vận toàn phần. Khách hàng chấp nhận bất hợp lệ, đồng ý thanh toán để nhận đƣợc bộ chứng từ lấy hàng.

Rủi ro

Nếu Sacombank – CNTB giao bộ chứng từ cho khách hàng và thanh toán cho beneficiary tại MYANMAR thì bản thân Sacombank – CNTB và chính khách hàng của Sacombank – CNTB đã bị vƣớng vào những giao dịch rửa tiền và tài trợ khủng bố, điều này sẽ làm giảm uy tín của Sacombank – CNTB trên toàn khu vực vì Sacombank – CNTB đã ký cam kết với CBA – Commonwealth Bank of Australia – (hiện là cổ đông lớn của Sacombank) sẽ không tham gia các giao dịch liên quan đến những nƣớc bị cấm vận theo danh sách AML do CBA đã cung cấp.

Cách xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với khách hàng: Sacombank – CNTB sẽ giải thích cho khách hàng tính chất phức tạp của giao dịch này sau đó tƣ vấn cho khách hàng thanh toán bằng phƣơng thức chuyển tiền. Với phƣơng thức này, khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ từ beneficiary, không thông qua Sacombank – CNTB. Quá trình chuyền tiền tại Sacombank – CNTB không yêu cầu xuất trình toàn bộ bộ chứng từ, mà chỉ cần xuất trình hợp đồng thƣơng mại, Invoice và tờ khai hải quan mà không cần xuất trình B/L nên giao dịch có thể đƣợc thông qua. + Đối với ngân hàng xuất trình chứng từ: Vì bộ chứng từ bất hợp lệ nên Sacombank – CNTB sẽ lập tức đi điện từ chối thanh toán, đồng thời gửi trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình ngay sau đó.

Tuy nhiên, đây là trong trƣờng hợp bộ chứng từ bất hợp lệ. Nếu trong trƣờng hợp bộ chứng từ hợp lệ, tình huống sẽ phức tạp hơn nhiều, mặc dù Sacombank – CNTB vẫn có thể ngƣng giao dịch trên với lý do chính sách của Sacombank sẽ không thực hiện những giao dịch liên quan đến cấm vận rửa tiền và tài trợ khủng bố, và điều này vẫn đƣợc phép vì theo nguyên tắc thì luật quốc gia vẫn thắng thế hơn so với những thông lệ và tập quán quốc tế. Trong những trƣờng hợp này, nhiệm vụ của Bộ phận Thanh toán Quốc tế chỉ dừng lại ở mức độ thông báo tạm dừng giao dịch với phía ngân hàng nƣớc ngoài, còn vấn đề uy tín của Sacombank – CNTB đối với khách hàng sẽ do lãnh đạo cấp cao hơn giải quyết vì việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ phận. Để tránh trƣờng hợp tƣơng tự xảy ra, hiện nay khi mở L/C đến những vùng nhạy cảm trên thế giới, Bộ phận Thanh toán Quốc tế của Sacombank – CNTB cũng sẽ them một điều khoản với nội dung chính là Sacombank – CNTB sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán cho những bộ chứng từ có liên quan đến danh sách cấm vận rửa tiền và tài trợ khủng bố.

2.Tình huống 2: Ngày 06/09/2008 Sacombank – CNTB phát hành một L/C với những nội dung chính sau:

+ L/C irrevocable

+ Expiry in SINGAPORE + Applicant: A

+ Beneficiary: B tại SINGAPORE + Amount: 500,000 USD

+ Partial shipment: Not allow

+ At sight, Available with any bank by negotiation

Sau khi phát hành L/C này, Sacombank – CNTB gửi L/C qua ngân hàng thông báo C tại SINGAPORE qua hệ thống SWIFT và Sacombank – CNTB đã nhận đƣợc điện thông báo đã nhận đƣợc L/C từ ngân hàng C nói trên

Ngày 15/09/2008 Sacombank – CNTB nhận đƣợc bộ chứng từ trị giá 500,000 USD cùng Cover Letter kèm chỉ dẫn thanh toán cho B lập xuất trình.

Rủi ro

Rủi ro dễ nhận thấy nhất đó là Sacombank – CNTB sẽ phải thanh toán thêm một lần nữa với cùng trị giá nếu có them một bộ chứng từ xuất trình hợp lệ từ bất cứ một Ngân hàng xuất trình hợp lệ nào theo đúng L/C đã đƣợc mở.

Cách xử lý

Cần khằng định, beneficiary có thể xuất trình trực tiếp cho Ngân hàng phát hành mà không cần thông qua bất cứ một Ngân hàng xuất trình nào khác, và đây đƣợc xem nhƣ một xuất trình phù hợp hay nói cách khác là beneficiary đã tạo ra một hình thức xuất trình chứng từ tới ngân hàng phát hành không vi phạm thông lệ áp dụng (là UCP 600). Vì thế sau khi nhận đƣợc bộ chứng từ, các CV.TTQT phải kiểm chứng từ nhanh chóng để xem tính hợp lệ của bộ chứng từ nhằm bảo vệ quyền từ chối cho Sacombank – CNTB khi bộ chứng từ bất hợp lệ. Kết quả kiểm tra là bộ chứng từ hợp lệ. Vì thế trong vòng 5 ngày làm việc, Sacombank – CNTB phải thanh toán theo chỉ dẫn thanh toán trên Cover letter.

2.3. Đánh giá chung về nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

2.3.1. Ƣu điểm của nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

- Quy trình đƣợc thiết lập một cách chặt chẽ, rõ ràng có thể nói là hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Cụ thể nhƣ ở các bƣớc phát hành L/C nhập khẩu, hồ sơ của khách hàng đƣợc thẩm định ít nhất 5 lần. Theo nhƣ trình bày quy trình nghiệp vụ thì hồ sơ đƣợc thẩm định từ lúc khách hàng đệ trình xin phát hành L/C nhập khẩu đến khi đi điện đến Ngân hàng của nhà xuất khẩu

- Quy trình đƣợc xây dựng chặt chẽ với các bộ phận liên quan cụ thể nhƣ: bộ phận tín dụng cho vay khi khách hàng cần vay thanh toán hoặc cần bảo lãnh nhận hàng khi hàng về nhƣng bộ chứng từ gốc chƣa đến, bộ phận khách hàng doanh nghiệp thẩm định và tƣ vấn khách hàng khi mở L/C, kinh doanh tiền tệ khi trích ký quỹ phong toả tiền ký quỹ của khách hàng để kinh doanh lƣớt sóng trong thị trƣờng tiền tệ.

đƣợc uỷ quyền để ký hồ sơ hoặc ký phát hành L/C cụ thể nhƣ: phó giám đốc có thể ký thay trƣởng phòng doanh nghiệp, phó giám đốc có thể ký thay giám đốc phát hành L/C hoặc trƣởng phòng hỗ trợ có thể ký thay phó giám đốc hoặc trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp. Đó là một phát kiến hay để vận hành bộ máy.

- Quy trình đƣợc quản lý tập trung từ hội sở đến phòng giao dịch, giúp quyết định tài trợ hoặc thẩm định đƣợc thông suốt, tránh tình trạng nhiều ý kiến khác nhau ở các cấp thẩm quyền dẫn đến quy trình trì trệ để làm sáng tỏ.

- Quy trình đƣợc cụ thể hoá bởi sự phát triển hệ thống công nghệ T24 của ngân hàng nên việc hạch toán ký quỹ, bán ngoại tệ diễn ra nhanh hơn và đƣợc kiểm soát một cách tập trung, dễ báo cáo để ra những quyết định kịp thời.

- Hệ thống sao lƣu dữ liệu trình trung tâm Thanh toán Quốc tế và nhận thông báo trên Omniscan cũng là một ƣu thế giúp quy trình diễn ra nhanh và gọn hơn, hỗ trợ kịp thời các hồ sơ cần đƣợc bổ sung và mang tính bảo mật cao của hệ thống.

- Thủ tục hoạt động đƣợc cụ thể hoá theo từng nhu cầu phát sinh của khách hàng, linh hoạt từng thời điểm nhƣ: Giấy đề nghị mua ngoại tệ, Thông báo chứng từ đến, Thƣ bảo lãnh/uỷ quyền nhận hàng…

- Quy định của quy trình L/C nhập khẩu và những thủ tục chặt chẽ linh hoạt để giải quyết các vấn đề phát sinh, luôn đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng và Ngân hàng, cụ thể nhƣ việc tƣ vấn về tình hình thực tế của ngƣời xuất khẩu cho ngƣời nhập khẩu để họ ra những quyết định cần thiết của bộ phận thẩm định của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp.

2.3.2. Nhƣợc điểm của nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình

- Chính vì quy trình đƣợc thiết kế chặt chẽ, nhiều tầng nấc để hạn chế rũi ro nên thực hiện bộ chứng từ diễn ra khá phức tạp và thời gian kéo lâu hơn các phƣơng thức khác. Nhƣ bƣớc tiếp nhận hồ sơ thì chuyên viên chịu trách nhiệm và trình lên kiểm soát, đến phòng doanh nghiệp, phòng doanh nghiệp mới trình giám đốc và tiếp tục trình trung tâm Thanh toán Quốc tế để đƣợc phát hành L/C.

- Hồ sơ và các chứng từ đƣợc chuyển từ bộ phận Thanh toán Quốc tế của Chi nhánh về TT.TTQT của hội sở chủ yếu là qua fax/scan. Do nhu cầu của toàn hệ thống cao nên tình trạng quá tải là việc khó tránh khỏi (nhiều Chi nhánh khác cùng chuyển hồ sơ về) hoặc do sự cố trục trặc về máy móc có thể chậm/không nhận đƣợc từ đó những hồ sơ quan trọng gặp sự cố có thể kéo dài qua ngày sau.

- Ở bƣớc ký duyệt của Giám đốc Chi nhánh/ngƣời đƣợc uỷ quyền do bận họp, tiếp khách, đi công tác bên ngoài,…Dẫn đến việc quy trình này bị gián đoạn chậm lại ảnh hƣởng đến các quá trình tiếp theo của quy trình.

- Vì thủ tục của quy trình chặt chẽ nên nếu sảy ra việc thủ tục trƣớc không đƣợc đáp ứng sẽ dễ dàng ảnh hƣởng đến các bƣớc thực hiện sau cụ thể nhƣ: việc tiếp nhận hồ sơ mở L/C phải đầy đủ hồ sơ theo quy định của Sacombank nhƣng vì lý dó nào đó khách hàng không cung cấp đủ, lúc này sẽ ảnh hƣởng đến các bƣớc sau của quy trình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 41)