5. Kết cấu khóa luận
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Sacombank đến năm 2020
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã trải nghiệm qua hai cuộc khủng hoảng tài chính, khu vực (1997) và thế giới (2008 – 2010), Sacombank đã thấu hiểu phần nào về vấn đề mà lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng có thể gặp phải khi nền kinh tế biến động. Theo đó, chiến lƣợc phát triển của Sacombank đến năm 2020 là “ Củng cố nội lực để phát triển bền vững” cụ thể nhƣ sau:
3.1.1.1. Chiến lƣợc nguồn nhân lực
Trong mỗi thời kỳ, tất cả các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi của mình. Vì thế, chiến lƣợc nguồn nhân lực giai đoạn 2012 – 2020 cần xây dựng và thực thi với mục tiêu củng cố chất lƣợng đội ngũ nhân lực hiện hữu, thu hút nhân tài tiềm năng bằng các chính sách tuyển dụng chuyên nghiệp và có chọn lọc, đào tạo có nền tẳng và theo từng vị trí/ chức danh, phân công/ phân nhiệm phù hợp theo năng lực và chuyên môn, đồng thời chính sách quản trị của Sacombank trong giai đoạn này cần còn hƣớng về mục tiêu xây dựng lực lƣợng lãnh đạo nòng cốt để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo Sacombank trở thành một Ngân hàng có ƣu thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn của trí tuệ và sáng tạo.
3.1.1.2. Chiến lƣợc công nghệ
Dựa trên nền tảng Ngân hàng lõi (Corebanking) tiên tiến trên thế giới đã đƣợc đầu tƣ từ giai đoạn trƣớc, từ năm 2011 Sacombank cần nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng lên phiên bản hiện đại nhất nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại nhƣ các Ngân hàng quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý của Sacombank.
3.1.1.3. Chiến lƣợc tài chính
Chiến lƣợc này sẽ đảm nhận vai trò là nền tảng để đẩy mạnh mọi hoạt động kinh doanh, phát huy mạng lƣới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và gia tăng năng suất lao động. Theo đó, danh mục tài sản Nợ - Tài sản có nên đƣợc cơ cấu lại sao cho hợp lý để đẩy mạnh tăng trƣởng lợi nhuận, gia tăng tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động bằng cách tìm kiếm nguồn vốn huy động có thời hạn dài và giá thành hợp lý thông qua các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, nâng cao chất lƣợng sử dụng vốn qua việc tập trung vốn cho các mảng kinh doanh lõi, sử dụng chi phí hợp lý và phân bổ nguồn lực phù hợp cho các mảng hoạt động hiệu quả
3.1.1.4. Chiến lƣợc mạng lƣới
Sacombank cần tập trung củng cố hệ thống mạng lƣới hiện hữu và phát triển mở rộng
các điểm giao dịch đến các địa bàn tiềm năng để tăng cƣờng hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trƣờng.
3.1.1.5. Đối với các Sản phẩm và dịch vụ
Đảm bảo tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng thông qua việc đảm bảo chất lƣợng phục vụ khách hàng trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt là tạo sự khác biệt trong những sản phẩm dịch vụ so với các Ngân hàng khác nhƣng vẫn giữ đƣợc đặc trƣng của Sacombank, từ đó nâng cao vị thế và ấn sâu vào tƣ tƣởng của khách hàng về Sacombank. Đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm dịch vụ phát sinh để linh hoạt với từng khách hàng nhƣ việc đảm bào nhận hàng khi hàng chƣa về, các sản phẩm chứng khoán nợ…
3.1.1.6. Đối với quản trị - điều hành
Sacombank cần phát triển mô hình cơ chế quản lý tập trung, điều hành phân cấp kiên định từ hội sở đến phòng giao dịch trên cơ sở dự báo hữu hiệu. Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tiên tiến, chuyên nghiệp theo chuẩn mực thế giới để đƣợc sự tín nhiệm của các tổ chức đánh giá trên thế giới nhằm nâng cao uy thế Sacombank trong khu vực. Ngoài ra cần hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế để dễ dàng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.