Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 59)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên

a. Mục tiêu giải pháp

Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết

rõ về kiến thức thực tế trong sự vận động của kinh tế thế giới, giao tiếp tốt, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao...

trình độ cao, phân tích đƣợc sự vận động của nền kinh tế để có hƣớng giải quyết phù hợp cho từng thời kỳ.

b. Cách thực hiện

Đầu tiên là đào tạo nâng cao trình độ cho những chuyên viên hiện có và cần theo dõi nắm bắt năng lực của từng chuyên viên để từ đó sắp xếp lại vị, nhiệm vụ của từng chuyên viên sao cho phù hợp với khả năng của từng chuyên viên.

Cần có chính sách khuyến khích sự phát triển năng lực của từng chuyên viên thông qua việc đào tạo các khóa chuyên sâu cho các chuyên viên vì đây là các khóa học phổ biến nghiệp vụ mới, thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống Thanh toán Quốc tế của Sacombank , nếu thấy cần thiết thì có thể cấp kinh phí để các chuyên viên đi học nâng cao trình độ bên ngoài cụ thể là học ngoại ngữ thứ 3 nhƣ Tiếng Hoa, Pháp...hay tin học nâng cao để nâng cao hiệu quả làm việc của các chuyên viên. Tuy nhiên, việc đào tạo này cần thực hiện đúng tầm nhìn phát triển của toàn hệ thống Sacombank nói chung và của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình nói riêng, đào tạo đúng ngƣời đúng vị trí và nhu cầu tránh việc đào tạo tràn lan, lãng phí tiền bạc và thời gian.

Sacombank – CNTB cần trƣng cầu ý kiến của Ban Giám đốc để nhận quyết định tổ chức sát hạch, thi để đánh giá trình độ của từng chuyên viên tránh việc thiên vị cá nhân đánh giá theo cảm tính của trƣởng bộ phận để từ đó chọn lọc đƣợc những chuyên viên đủ tiêu chuẩn và sắp xếp vị trí, công việc phù hợp với năng lực và đào tào thêm cho những chuyên viên chƣa đủ trình độ trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ nói riêng.

c. Dự kiến kết quả

Các giải pháp đƣợc nêu dự kiến sẽ xây dựng đƣợc một đội ngũ chuyên viên thanh toán quốc tế không những giỏi về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...tác phong, đạo đức nghề nghiệp, có khà năng giao tiếp tốt để làm hài lòng khách hàng, từ đó thu hút lƣợng khách hàng đến với chi nhánh và đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh lõi cho chi nhánh và cho toàn hệ thống Sacombank.

3.2.3. Tăng cƣờng công tác Marketing cho bộ phận TTQT (Chiến lƣợc W3,5 + O3,4,6)

a. Mục tiêu giải pháp

Tiềm kiếm khách hàng tiềm năng từ đó tiếp cận và khai thác khách hàng tiềm năng Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chăm sóc khách hàng hiện có và thu hút khách hàng tiềm năng

b. Cách thực hiện

Về sản phẩm: Cần đa dạng hóa các loại hình L/C thông qua nhu cầu thực tế của từng khách hàng, phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các ngân hàng khác thông qua chính sách lãi suất và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo nhƣ: tƣ vấn cho khách hàng về thị trƣờng sản phẩm cung cấp các thông tin về khách hàng cho các doanh nghiệp...

Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra: Thực hiện chính sách này Sacombank – CNTB phải nắm bắt đƣợc nhu cầu về sản phẩm trên thị trƣờng, xem khách hàng hiện tại, khách hàng tƣơng lai là ai, họ mong muốn điều gì ở các sản phẩm của chi nhánh. Qua đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mục tiêu cần nghiên cứu và có biện pháp để lôi kéo khách hàng của các Ngân hàng đối thủ và xây dựng đƣợc mạng lƣới khách hàng ổn định.

Chính sách phân phối: Đây là chính sách nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và Sacombank - CNTB. Thực hiện chính sách này Sacombank - CNTB phải xây dựng đƣợc mạng lƣới phân phối phù hợp trên cơ sở quan tâm xem xét đến các yếu tố về địa điểm mở quầy giao dịch, trang bị cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ...

Chính sách giao tiếp khuyếch trƣơng: Để thực hiện tốt chính sách này Ngân hàng ngoài quảng cáo còn cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng, dịch vụ về xuất nhập khẩu. Công việc này cần phải đƣợc thực hiện bởi tất cả các phòng ban, mọi cán bộ nhân viên trong toàn ngân hàng chứ không nên chỉ giới hạn ở bất cứ phòng ban nào.

Sacombank – CNTB cần tham mƣu với Ban Giám đốc không ngừng tăng cƣờng thông tin tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, tivi....quảng cáo về lợi ích và sự tiện lợi khi đến Sacombank – CNTB, giới thiệu một cách chi tiết cụ

thể về thủ tục, lợi ích mà khách hàng và xã hội đƣợc hƣởng.

Sacombank – CNTB cần tham mƣu với Ban Giám đốc để tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp khuếch trƣơng quảng cáo thu hút thị trƣờng khách hàng vừa và nhỏ (nhƣ cung cấp một số dịch vụ miễn phí đi kèm với dịch vụ thanh toán qua Sacombank –BCNTB, cung cấp yêu cầu tƣ vấn về tài chính và kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ ....)

Để làm tốt công tác trên chi nhánh cần sớm hoàn thành việc xây dựng “trang chuyên

đề về tài trợ xuất nhập khẩu” trên mạng nội bộ, nhằm giới thiệu các văn bản pháp lí về hoạt động xuất nhập khẩu của chi nhánh và các Bộ, ngành có liên quan để tạo ra một diễn đàn , chuyên đề về xuất nhập khẩu toàn hệ thống Ngân hàng Công thƣơng.

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Giữ vững lƣợng khách hàng truyền thống và số lƣợng khách hàng tiềm năng tăng lên, mở rộng thị trƣờng sang các khu vực lận cận, nắm bắt đƣợc nhu cầu nguyện vọng của doanh nghiệp nhập khẩu một cách tỷ mỷ hơn thông qua các chính sách thông tin, nghiên

cứu, điều tra và “trang chuyên đề về tài trợ xuất nhập khẩu”.

3.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý (Chiến lƣợc S1,3,7 + T1,5,2,4) a. Mục tiêu giải pháp a. Mục tiêu giải pháp

Mục tiêu của việc xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý là xây dựng và củng cố uy tín của Sacombank - CNTB đối với khách hàng và mở rộng phạm vi kinh doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng có sự yên tâm tin cậy khi giao dịch và thanh toán quốc tế qua Ngân hàng. Sacombank - CNTB phải là chỗ dựa lâu dài, nơi hậu thuẫn vững chắc cho khách hàng trong việc tƣ vấn và là nơi thanh toán quốc tế đáng tin cậy.

b. Cách thực hiện

Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý phải gắn liền với hiệu quả kinh doanh của khách hàng đối với hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh của Sacombank - CNTB. Yêu cầu củng cố thị trƣờng, mở rộng có chọn lọc thêm khách hàng mới và thị trƣờng mới, có bƣớc đi vững chắc. Đồng thời Chính sách khách hàng phải đƣợc cụ thể hoá bằng tiêu chuẩn xếp loại khách hàng và các hình thức ƣu đãi. Việc rà soát xếp loại khách hàng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Đối tƣợng khách hàng đƣợc ƣu đãi

- Khách hàng có quan hệ truyền thống tốt, có quan hệ lâu dài từ trƣớc tới nay.

- Các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, có vay trả sòng phẳng.

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ, có khả năng là đối tác lâu dài.

Các hình thức ƣu đãi

- Ƣu đãi trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn.

- Ƣu đãi về tỷ lệ ký quỹ trong việc mở L/C. Cần có chính sách ký quỹ L/C nhập khẩu hàng loạt, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn tốt hơn nhƣng vẫn đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán của Ngân hàng. Chính sách ký quý mở L/C thích hợp giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính khích lệ động viên họ mở L/C nhập khẩu tại Ngân hàng.

- Ƣu đãi về phí dịch vụthanh toán quốc tế: hiện tại chi nhánh thực hiện tính phí theo qui định của hệ thống Sacombank. Nhƣng để thu hút đƣợc khách hàng, chi nhánh cần đề nghị với Ban Giám đốc để đƣa ra đƣợc biểu phí tính chi phí ƣu đãi so với các ngân hàng khác. Chỉ cần giảm chút ít % chi phí, các khách hàng nhập khẩu sẽ giảm đƣợc chi phí với những hợp đồng có giá trị lớn.

- Ƣu đãi về giá mua, bán ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế.

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Giữ vững đƣợc lƣợng khách hàng truyền thống đồng thời có thêm các khách hàng tiềm năng do có đƣợc những chính sách hiệu quả hơn các chi nhánh của ngân hàng khác, nâng cao dự trữ ngoại tệ cho khách hàng đến ký quỹ mỡ L/C và thanh toán L/C.

3.2.5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tính đến hiệu quả vốn đầu tƣ (Chiến lƣợc WO: W1+ O2) WO: W1+ O2)

a. Mục tiêu giải pháp

Hỗ trợ các nghiệp vụ của toàn hệ thống Sacombank nói chung và Bộ phận Thanh toán Quốc tế nói riêng đƣợc diễn ra thông suốt, các vấn đề bảo mật và lƣu trữ dữ liệu đƣợc tăng cƣờng mạnh hơn.

a.Cách thực hiện

Sacombank – Chi nhánh Tân Bình cần sớm tham mƣu với Ban Giám đốc để yêu cầu Tổng Công ty Bƣu chính viễn thông thay đổi đƣờng truyền cũ bằng đƣờng truyền mới có dung lƣợng lớn chất lƣợng ổn định hơn để phục vụ cho việc truyền số liệu nhằm đảm bảo các hoạt động không còn ùn tắc để các nghiệp vụ diễn ra trong ngày.

Ngoài ra, Sacombank – Chi nhánh Tân Bình còn tham mƣu với Ban giám đốc về việc xúc tiến phát triển các phần mềm tin học sao cho đảm bảo các nghiệp vụ của toàn hệ thống diễn ra nhanh hơn chính xác hơn an toàn hơn và đảm bảo chống đƣợc sự xâm nhập trộm và tin tặc vào hệ thống.

Sacombank – Chi nhánh Tân Bình có thể rà soát lại toàn bộ các trang thiết bị hiện có, tận dụng và nâng cấp các thiết bị có thể đƣợc. Mặt khác, tiếp tục xin trang bị thêm máy vi tính mới phù hợp với đòi hỏi của công việc, cần ƣu tiên trang bị những máy móc có tốc độ xử lý cao cho công tác thanh toán.

Ngoài ra, cũng cần coi trọng công tác bảo dƣỡng các trang thiết bị vi tính, thƣờng xuyên kiểm tra chạy thử các thiết bị dự phòng, bên cạnh đó, coi trọng công tác bảo mật và lƣu trữ số liệu.

b.Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Các hoạt động của toàn hệ thống đặc biệt là các nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế đƣợc vận hành xuyên suốt, việc nghẽn mạng vào cuối ngày bị hạn chế đến mức thấp nhất, các công tác khác đồng thời chuyên nghiệp hơn làm nền tảng để thu hút khách hàng đến giao dịch với Sacombank – Chi nhánh Tân Bình.

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank - Chi quốc tế hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Sacombank - Chi nhánh Tân Bình

3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng, đào tạo và giữ ngƣời tài (Chiến lƣợc WO: W2,4 + O1,5,7,8) W2,4 + O1,5,7,8)

3.3.2. Mở rộng mạng lƣới hoạt động ở các khu công nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh (Chiến lƣợc SO: S2,3,4,5,6 O4,5,6,7) (Chiến lƣợc SO: S2,3,4,5,6 O4,5,6,7)

3.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán phƣơngthức tín dụng chứng từ (Chiến lƣợc SO: S2,3,5 + O4,5:) thức tín dụng chứng từ (Chiến lƣợc SO: S2,3,5 + O4,5:)

3.3.4. Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu để xây dựng biểu phí cạnh tranh (Chiến lƣợc S1,3,7 + T1,5,2,4) lƣợc S1,3,7 + T1,5,2,4)

3.3.5. Mở rộng mạng lƣới Ngân hàng đại lý ( Chiến lƣợc S2,3,4,5,6,8,9 + O4,6,7,8)

3.3.6. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập bằng phƣơng thức L/C (Chiến lƣợc WT: W1,2 T1,2,3,5)

3.3.7. Tƣ vấn khách hàng về nghiệp vụ TTQT (Chiến lƣợc ST: S3,4,8,9 T4,3,8,9) 3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Về phía các doanh nghiệp XNK

Các đơn vị muốn tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ này cần đƣợc đào tạo nghiệp vụ ngoại thƣơng, am hiểu luật thƣơng mại quốc tế thanh toán XNK, có năng lực trong công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Các doanh nghiệp thƣờng xuyên giao dịch XNK với nƣớc ngoài để thành lập phòng xuất XNK chuyên tập trung nghiên cứu thị trƣờng tình hình tài chính của các bạn hàng, luật thƣơng mại các nƣớc đối tác cũng nhƣ các thay đổi điều kiện pháp lý trong và ngoài nƣớc...khắc phục tình trạng chƣa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, dự báo để định hƣớng vĩ mô cũng nhƣ các kế hoạch dài hạn về XNK của các đơn vị nhƣ hiện nay.

Đối với các đơn vị không chuyên về XNK, chƣa có trình độ ngoại thƣơng, thị trƣờng chƣa quen thuộc thì nên thuê các chuyên gia tƣ vấn hoặc uỷ thác cho đơn vị XNK có uy

tín thông thạo thị trƣờng thực hiện XNK, tuy chi phí cao nhƣng vẫn đảm bảo an toàn. Các đơn vị không ngừng đào tạo cán bộ trẻ, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do các trƣờng đại học, các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tổ chức thuê chuyên gia giảng dạy...nhằm giúp cán bộ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thị trƣờng, tiếp cận với phƣơng thức thanh toán hiện đại.

Có chính sách đãi ngộ với cán bộ có năng lực, có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh nhằm giữ cán bộ giỏi, khuyến khích cán bên trao đổi kiến thức, hoàn thành trách nhiệm của mình, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp.

Trong thực tế thanh toán với các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết với ngân hàng. Các doanh nghiệp luôn phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn của ngân hàng về việc thực hiện các điều khoản của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho khách hàng.

Khi lập bộ chứng từ thanh toán, các đơn vị phải chú ý đến đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót.

Nếu thực hiện đƣợc những điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán qua ngân hàng cũng sẽ nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế rủi ro do sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ cuả khách hàng.

3.2.2. Về phía ngân hàng nhà nƣớc

3.2.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng tiến tới thành lập thị trƣờng hối đoái của Việt Nam.

Việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để ngân hàng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng. Để hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng làm cơ sở cho việc hình thành thị trƣờng hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam, NHNN cần thực hiện các giải pháp:

- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phƣơng tiện thanh toán quốc tế trên thị trƣờng. Ngoài giao dịch chủ yếu là USD hiện nay, các ngoại tệ khác (EUR, GBP, JPY…) cũng

cần đƣợc mở rộng giao dịch song song khuyến khích nghiệp vụ chiết khấu thƣơng phiếu, hối phiếu ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng.

- Đa dạng hoá các hình thức mua bán ngoại tệ. Hiện nay, các hình thức giao dịch ngoại tệ của các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT nói riêng mới chỉ là là giao ngay, hoán đổi. Trong thời gian tới, NHNN cần có chính sách khuyến khích và định hƣớng phát triển các hình thức giao dịch kỳ hạn, tƣơng lai, quyền chọn đồng thời phát triển nghiệp vụ vay mƣợn ngoại tệ, nhiệm vụ tiền gửi qua đêm trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng.

- Ngoài các thành viên hiện tại: NHNN và các Ngân hàng Thƣơng mại quốc doanh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)