Đánh giá hoạt động Thanh toán Quốc tế tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 51)

5. Kết cấu khóa luận

3.1.3 Đánh giá hoạt động Thanh toán Quốc tế tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh

Chi nhánh Tân Bình thông qua SWOT

Để có thể đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank – CNTB thì không những dựa vào định hƣớng phát triển, các vị thế, cơ hội và thách thức của toàn hệ thống Sacombank, mà còn phải phân tích sâu hơn về các yếu tố bên ngoài (các cơ hội và nguy cơ) mà hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank – CNTB đối mặt, cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng bên trong (các điểm mạnh và điểm yếu) mà hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Sacombank – CNTB đang có.

3.1.3.1 Điểm mạnh (Strength)

đảm bảo đƣợc thanh khoản, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoạt động kinh doanh của bộ phận có tăng trƣởng và có mang lợi nhuận về cho toàn hệ thống.

Hiện tại Sacombank đang sử dụng hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking - T24). Hệ thống này cho phép kiểm tra, kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, cho phép tra soát số liệu của hệ thống một cách nhanh nhất để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro. Đội ngũ CV.TTQT trẻ nên rất nhiệt tình và tích cực trong công việc, luôn có thái đó lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp với khách hàng, đồng thời tác phong làm việc chuyên nghiệp, trình độ nghiệp vụ và tác nghiệp giữa các nhân viên cùng chi nhánh và hội sở cao từ đó đã tạo đƣợc niềm tin với khách hàng.

Quy trình nghiệp vụ đƣợc thiết lập chặt chẽ, bộ chứng từ đƣợc kiểm tra chi tiết, chặt chẽ ít nhất là 5 lần bởi những vị trí từ chuyên viên đến Giám đốc TT.TTQT, tuy nhiên hoạt động này diễn ra có hiệu quả và nhanh chóng. Từ đó, việc thiếu sót gây ảnh hƣởng đến hoạt động Tín dụng Chứng từ là chuyện hiếm khi sảy ra.

Sacombank còn là thành viên của hiệp hội SWIFT nên đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới đƣợc thực hiện trong vòng 24 giờ mỗi ngày.

Sacombank còn có mạng lƣới các ngân hàng đại lý với hơn 10.550 đại lý của trên 311 ngân hàng thuộc 81 quốc gia trên toàn thế giới. Với mạng lƣới rộng nhƣ vậy, Sacombank tự tin phục vụ đƣợc nhu cầu Thanh toán Quốc tế đƣợc diễn ra thông xuốt và nhanh chóng. Vị trí BP.TTQT của Sacombank – CNTB đƣợc đặt ở khu vực có nhiều lợi thế nhƣ khu vực đông dân cƣ, Khu Công nghiệp Tân Bình...Khu vực này có nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Là vị trí để BP.TTQT có thể phát huy đƣợc năng lực dịch vụ của mình. Sự phân quyền ký duyệt hồ sơ L/C nhập khẩu đƣợc phân quyền cho nhiều trƣởng bộ phận, điều này tạo điều kiện cho việc lƣu thông hồ sơ qua các bộ phận đƣợc diễn ra nhanh chóng, không cần phải chờ đợi khi Giám đốc hay Phó Giám đốc vắng mặt.

Bộ phận Kinh doanh Ngoại tệ kết hợp với Bộ phận Thanh toán Quốc tế chặt chẽ dẫn đến nguồn ngoại tệ dồi dào. Do đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đƣợc đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả.

3.1.3.2 Điểm yếu (Weakness)

Song song với quá trình phát triển của hệ thống, Sacombank đã có những đầu tƣ lớn vào lĩnh vực công nghệ thông tin nhƣ nâng cấp máy chủ, xây dựng hệ thống dự trữ dữ liệu…Tuy nhiên, khi vào những giờ cuối ngày thì hệ thống thƣờng kẹt mạng, lỗi hệ thống…dẫn đến việc trì trệ trong hoạt động lƣu thông hồ sơ, tiến trình thanh toán chững lại chờ đến ngày sau.

Các phòng giao dịch của chi nhánh không trực tiếp thực hiện Thanh toán Quốc tế mà chỉ tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và chuyển chứng từ về chi nhánh thực hiện và tác nghiệp với TT.TTQT của hội sở. Điều này làm thời gian thực hiện quy trình kéo dài hơn, không linh động. Đa số khách hàng muốn biết hồ sơ mình đƣợc thực hiện chính xác nên họ đến chi nhánh để làm hồ sơ, từ đây, tính linh động của phòng giao dịch mất tác dụng.

Chiến lƣợc marketing cho hoạt động Thanh toán Quốc tế còn yếu, chƣa có chƣơng trình khuyến mãi linh hoạt cho từng khách hàng nên số lƣợng khách hàng đến thực hiện giao dịch với chi nhánh còn hạn chế, chƣa đúng với thực tế nhu cầu của khu vực.

Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu còn yếu, chƣa có kho bãi để lƣu hàng, lƣu kho đối với trƣờng hợp vay nhập khẩu. Công tác cầm cố, thuế chấp lô hàng ít đƣợc triển khai, nên nhu cầu của khách hàng ở mặt này đƣợc đáp ứng không hoàn toàn.

Công tác chăm sóc khách hàng còn hạn chế, chƣa có chính sách gì đặc trƣng riêng về công tác chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, dẫn đến việc dễ mất khách hàng bởi các Ngân hàng khác có chính sách tốt hơn và công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng không phát huy hiệu quả.

3.1.3.3. Cơ hội (Opportunity)

Chuyên ngành Thanh toán Quốc tế hiện nay có nhiều trƣờng Đại Học, Cao Đẳng đào tạo chuyên sâu nên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về Thanh toán Quốc tế ngày càng dồi dào.Vì vậy, nguồn lực chất lƣợng cao về nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế đƣợc đáp ứng dồi dào và nhanh chóng hơn.

Lĩnh vực công nghệ thông tin là lĩnh vực hoạt động năng động, luôn đƣợc cải tiến và đổi mới ngày càng chất lƣợng hơn, chính điều này đã giúp cho hoạt động Thanh toán Quốc tế

diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh cho hoạt động Thanh toán Quốc tế của chi nhánh.

Thành phố Hồ Chí Mình là một trung tâm kinh tế nâng động nhất cả nƣớc, nơi đây tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu.Vì vậy, nhu cầu các dịch vụ này là rất cao trong khi Sacombank đặt ở trung tâm Thành phố nên có nhiều cơ hội phát triển dịch vụ Thanh toán Quốc tế.

Việt Nam đã có những bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngoại thƣơng sau khi gia nhập WTO và chính phủ quan tâm ngày càng nhiều hơn về lĩnh vực này. Đây là dấu hiệu dự báo sự tăng trƣởng mạnh mẽ của hoạt đông Thanh toán Quốc tế trong những năm tới.

Thời gian phát triển lĩnh vực Ngân hàng của Việt Nam vẫn còn kém với các nƣớc khác nên nhu cầu và thị trƣờng còn bỏ ngõ ở lĩnh vực này, cần đƣợc khai thác và phục vụ nhiều hơn, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, phải có những chính sách hỗ trợ sao cho phù hợp nhƣ ngô, tiêu, gạo, điều…

GDP của Việt Nam đều tăng qua các năm, năm 2010 đạt 1,160 USD/ngƣời, năm 2011 đạt 1,300USD/ngƣời và dự kiến tăng hơn nữa trong các năm tới cụ thể là sẽ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Thành Phố Hồ Chí Minh lên 3,600USD/ngƣời vào năm 2012. Từ những dữ liệu này chứng minh rằng nhu cầu của Việt Nam ngày càng tăng sẽ kéo theo hoạt động Thanh toán Quốc tế có nhiều triển vọng trong tƣơng lai.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua đứng thứ 5 trong khối ASEAN. Lĩnh vực xuất nhâp khẩu ngày càng đƣợc phát triển và đƣợc trú trọng trong vấn đề thƣơng mại, trao đổi sản phẩm hay dịch vụ giữa các quốc gia.

Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2011 là 86,9 triệu ngƣời và đƣợc dự báo là tăng 1 triệu ngƣời mỗi năm, đây là yếu tố tất yếu cần đến xuất nhập khẩu để nhập thêm các sản phẩm nhằm cung cấp và sản xuất cung ứng cho lực lƣợng dân số lớn nhƣ hiện nay.

3.1.3.4. Nguy cơ (Threat)

Việc mở rộng mạng lƣới các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP khác đã tạo nên áp lực cạnh tranh, ảnh hƣởng không ít đến thị phần và doanh số của

Sacombank

Khách hàng của Sacombank dù có tài khoản giao dịch tại Sacombank nhƣng đồng thời cũng có tài khoản từ các ngân hàng khác trong khuc vực, đa số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Sacombank và các dịch vụ liên quan nhƣ vay nhập khẩu, tiền gửi doanh nghiệp…với một số lƣợng hạn chế, chƣa đúng với thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân, phần lớn các nhu cầu lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác.

Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối liên hệ trong nƣớc với quốc tế, giữa các luật lệ của các quốc gia tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế với các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ chƣa có một chính sách quản lý hoạt động thanh toán quốc tế, quản lý ngoại hối một cách đồng bộ và chƣa kịp thời, chƣa có một văn bản pháp lý quy định cụ thể và thống nhất với nhau về các thông lệ quốc tế để các ngân hàng dựa vào đó hình thành quy trình hoạt động phù hợp với luật lệ quốc tế, đa số các ngân hàng thƣờng tạo ra quy trình hoạt động cho chính mình sao cho hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sự hiểu biết, có kinh nghiệm về ngoại thƣơng cũng nhƣ sự am hiểu về thông lệ và tập quán quốc tế còn hạn chế.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nƣớc với các ngân hàng quốc tế ngày càng gay gắt, các ngân hàng quốc tế có kinh nghiệm dày dặn trong kinh doanh đa quốc gia và có nguồn lực dồi dào trong khi các ngân hàng trong nƣớc kể cả Sacombank còn hạn chế về nguồn vốn và kinh nghiệm kinh doanh đa quốc gia so với các ngân hàng quốc tế này. Tình hình nợ công của Châu Âu đã phần nào ảnh hƣởng đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, tình hình đó làm cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trƣờng nâng động này giảm sút trầm trọng, các sản phẩm nhập khẩu từ thị trƣờng này dần bị thu hẹp và giá thành cao.

Năm 2012 là năm mà thị trƣờng thế giới khó khăn, giá lƣơng thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản biến động phức tạp cụ thể là giá xăng, giá điện tăng. Những yếu tố này tăng giá sẽ kéo theo một loạt các vấn đề khác tăng giá theo, sẽ làm cho nhiều cá nhân doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề duy trì sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, từ đây

dẫn đến nhu cầu xuất nhập khẩu dần bị thu hẹp dần.

Các giải pháp tài khoá thắt chặt, tiền tệ chặt chẽ, thị trƣờng đƣợc tập trung chỉ đạo đã góp phần kiềm chế lạm phát nhƣng những tài khóa này cần phải có sự đóng góp không ít của các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ việc giảm hạn mức tín dụng, áp đặt chính sách để không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết nhƣ nhập khẩu vàng, các mặt hàng xa xỉ hay các chính nghị quyết khác của chính phủ quá đi sâu vào điều kiện kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại.

Trong bối cảnh lạm phát giảm mạnh nhƣng lãi suất vay ngân hàng vẫn còn cao. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng. Nhập khẩu giảm mạnh, nhất là khối doanh nghiệp trong nƣớc. Việc giảm nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến đầu tƣ và phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu.

Buôn lậu, gian lận thƣơng mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lƣợng chƣa giảm, làm thất thu ngân sách, gây thêm khó khăn cho sản xuất, xâm phạm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Từ đó sẽ dần thu hẹp các hoạt động thanh toán quốc tế thực tế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sacombank – chi nhánh tân bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)