chính cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
Thứ nhất, trong xu thế hội nhập hiện nay, các địa phương phải dựa vào cả hai nguồn lực tài chính bên ngoài và bên trong để phát triển; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là biện pháp tạo nguồn vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế ở địa phương. Nhưng không vì thế mà buông lỏng sự quản lý của Nhà nước; thu hút vốn từ nước ngoài cần tránh các dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu có tỷ trọng cao, sử dụng lao động giản đơn,…
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực tài chính trong các tầng lớp dân cư và trong các thành phần kinh tế để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Chính quyền địa phương tạo môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và thân thiện; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về đầu tư nhằm tạo tính hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư. Điều này thể hiện rõ ở các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai,…rất quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều dự án đầu tư.
Thứ ba, khai thác và phát huy nguồn nhân lực xuất phát từ quan điểm coi con người là vốn quý nhất thông qua việc tạo ra nhiều công ăn, việc làm, chống thất nghiệp và chủ yếu tăng cường mở rộng đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, để thu hút lao động có việc làm, có thu nhập và chống thất nghiệp. Chính quyền địa phương thu hút và xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm cao trong công việc đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.
Thứ tư, phát huy thế mạnh tiềm năng của từng địa phương. Do nguồn lực tài chính chỉ có giới hạn nên cần sử dụng đúng trọng điểm, kết hợp nguồn lực này với lợi thế địa phương để tạo hiệu quả cao trong sử dụng đồng vốn và có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thứ năm, giữ gìn bản sắc dân tộc cũng là một nguồn lực, bởi những truyền thống văn hóa, lối sống của dân tộc cũng là những lợi thế đáng kể trong thu hút đầu tư.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về tổng quan nguồn lực tài chính; vai trò của nguồn lực tài chính đối với phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể: Tác động đến tăng trưởng kinh tế, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến giải quyết việc làm, đến các vấn đề xã hội); các kênh chủ yếu huy động các nguồn lực tài chính; các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập kinh nghiệm huy động vốn ở một số địa phương trong nước và rút ra các bài học thiết thực cho quá trình huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòạ
Từ lý luận và thực tiễn làm cơ sở luận văn phân tích thực trạng về hoạt động huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong 08 năm từ 2005 đến năm 2012. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn trong Chương 2 của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KT - XH TỈNH KHÁNH HÒA 2005 - 2012 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA
2.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hoà có phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040'33'' đến 109023'24" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nằm trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh.
Khánh Hòa có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng của đất nước cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam là các tuyến đường huyết mạch xuyên suốt chiều dài của tỉnh; Đoạn Nha Trang - Tp. Hồ Chí Minh là đoạn được ưu tiên xây dựng trước các tuyến cao tốc cả đường bộ và đường sắt trên trục Bắc - Nam tạo điều kiện rất thuận lợi cho Khánh Hòa giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Khánh Hòa là cửa ngõ quan trọng của dải đất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quốc lộ 26, 27B nối Khánh Hoà với các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng và có thể liên thông với các nước trong khu vực như Lào, Cămpuchia, Thái Lan.
Khánh Hòa nằm gần vùng biển quốc tế, cách hải phận quốc tế khoảng 7,6 hải lý, gần đường hàng hải Châu Âu - Bắc Á, Châu Úc và Đông Nam Á - Đông Bắc Á lại có điều kiện rất thuận lợi để xây dựng cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế tại Vân Phong; có sân bay quốc tế Cam Ranh có các tuyến bay kết nối với nhiều tỉnh, thành trong nước và trên thế giới tạo cho Khánh Hòa trở thành một đầu mối giao thông và cửa Vào – Ra quan trọng của cả nước.
Khánh Hòa có các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú: Đất đai, biển - đảo, vốn rừng, khoáng sản, môi trường trong lành cho phép Khánh Hòa phát triển một nền kinh tế toàn diện, đa ngành. Đặc biệt tài nguyên biển - đảo giàu tiềm năng về phát triển du lịch, cảng biển, nguồn lợi hải sản là lợi thế so sánh cho phép Khánh Hòa phát triển mạnh tổng hợp kinh tế biển. Khánh Hòa được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, là tỉnh duy nhất sở hữu cùng lúc ba vịnh: Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong, các vịnh này có
giá trị tầm quốc gia, quốc tế... Đây là lợi thế, tiềm năng biển cực kỳ quý giá để vừa phát triển du lịch vừa phát triển công nghiệp gắn với biển. Bờ biển Khánh Hòa có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn, đẹp cùng với khí hậu lý tưởng rất thuận lợi cho hình thành và phát triển các khu du lịch biển cao cấp, hấp dẫn như bãi biển Nha Trang, Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Sạn, bãi Thuỷ triều Cam Ranh v.v.
Đặc điểm biển Khánh Hòa có nhiều vũng, vịnh có độ mớm nước sâu, kín gió rất thuận lợi cho hình thành các cảng biển lớn. ở phía Bắc tỉnh có Vịnh Vân Phong dài 35 km, rộng 25 km, độ sâu trung bình khoảng 20m, sóng lặng, kín gió do được các đảo che chắn, lớn nhất là Hòn Lớn. Phía Đông của vịnh là bán đảo Hòn Gốm có chiều dài khoảng 18 km. Đây là một trong những địa điểm có điều kiện lý tưởng cho hình thành cảng biển nước sâu gắn với công nghiệp lọc, hóa dầu trở thành các ngành kinh tế chủ đạo của Khu kinh tế Vân Phong. Hiện nay cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã được hình thành và đang xây dựng giai đoạn đầu, trong tương lai sẽ trở thành một cảng lớn ngang tầm khu vực và quốc tế. Ở phía Nam có vịnh Cam Ranh có bề ngang rộng khoảng 8 - 10 km, bề dọc từ 12 - 13 km, kín gió do bốn bề đều có núi bao quanh. Nơi đây đã hình thành cảng biển Cam Ranh cũng là một trong những cảng có điều kiện phát triển thuận lợi nhất để phát triển thành cảng biển quốc tế.
Khánh Hoà còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sàọ Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được. Biển Khánh Hòa còn có nguồn rong, tảo thực vật, nếu được khai thác và nuôi trồng theo khoa học thì đây là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.
2.1.2 Nguồn lực và lợi thế phát triển
- Vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi so với các tỉnh xung quanh. Khánh Hòa có vị trí địa lý - kinh tế khá thuận lợi: Nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh tế lớn như thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nối với các nước trong khu vực và trên thế giới v.v. Đó là điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và quốc tế.
- Có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép phát triển toàn diện nền kinh tế. Khánh Hòa là tỉnh nằm ở ven biển, có khí hậu ôn hòa, địa hình đa dạng, tài nguyên đất, rừng phong phú, có nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép Khánh Hòa phát triển toàn diện nền kinh tế.
- Tài nguyên biển, đảo lớn, phong phú là lợi thế so sánh lớn của Khánh Hòạ Là tỉnh duy nhất có 3 vịnh nổi tiếng mang tầm quốc gia, quốc tế là vịnh Nha Tranh, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; các vịnh đều có độ sâu lý tưởng để phát triển các cảng biển lớn; có nguồn lợi thủy hải sản dồi dào v.v. cho phép phát triển mạnh tổng hợp kinh tế biển.
+ Có tiềm năng dồi dào về du lịch biển đảọ Vùng ven biển có nhiều vịnh và các đảo với nhiều bãi tắm, cảnh quan thiên nhiên đẹp (Đặc biệt vịnh Nha Trang được xếp hạng là đẹp của thế giới); có điều kiện khí hậu ôn hòa, con người thân thiện đem đến cho Khánh Hòa lợi thế so sánh để phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm du lịch lớn mang tầm quốc gia, quốc tế.
+ Có lợi thế về phát triển cảng biển. Bờ biển Khánh Hòa có nhiều cửa lạch, đầm, vịnh sâu và rộng cho phép hình thành hệ thống cảng biển lớn như cảng Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang v.v. Đặc biệt vịnh Vân Phong hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển Khu kinh tế Vân Phong thành cảng trung chuyển quốc tế, cảng trung chuyển dầu, lọc, hóa dầu… lớn ngang tầm với các cảng lớn và trung tâm công nghiệp gắn với biển lớn trong khu vực và trên thế giớị
+ Có nguồn lợi biển phong phú. Có ngư trường rộng lớn với nhiều loại thủy, hải sản quý như cá, mực, tôm, tảo, rong biển, bào ngư, chim yến v.v. cho phép phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đặc biệt tổ chim yến là sản phẩm đặc trưng của Khánh Hòa xuất khẩu nhiều nơi trên thế giớị
- Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Thu nhập GDP bình quân/người năm 2009 xếp thứ 7; thu ngân sách đứng thứ 7, hàng năm đóng góp đáng kể vào ngân sách Trung ương. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt so mức bình quân chung cả nước và vùng. Có hệ thống các cảng biển lớn, sân bay quốc tế, hệ thống giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông, thủy lợi và hạ tầng xã hội khá hoàn chỉnh. Thành phố Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của cả
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
tỷ d ồ n g GDP (giá thực tế) Tổng đầu tư xã hội
nước, vừa được nâng cấp thành đô thị loại Ị Đó là tiền đề cơ bản cho Khánh Hòa phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tớị
- Lợi thế về nguồn nhân lực. Khánh Hoà có nhiều cơ sở đào tạo, có nguồn lao động dồi dàọ Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh khá cao so với các tỉnh khác trong vùng. Người dân có truyền thống cách mạng, cần cù, năng động. Đây là yếu tố nội lực quan trọng tạo cho Khánh Hoà động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hộị
Với các tiềm năng thế mạnh của mình, Khánh Hòa đã và đang tạo ra những cơ hội mới, chính sách cởi mở, năng động để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và cùng hợp tác phát triển.
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ 2005-2012 PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ 2005-2012
Trong 8 năm 2005 - 2012, tăng trưởng kinh tế (GDP) theo giá so sánh 1994 tăng bình quân hàng năm 10%, theo giá thực tế tăng bình quân hàng năm 19,6%; tổng vốn đầu tư xã hội được huy động và đưa vào nền kinh tế được 88.683 tỷ đồng tính theo giá hiện hành. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm so GDP ở mức cao và tăng khá, năm 2005 chiếm tỷ lệ là 23,98% đến năm 2012 tăng lên 42,35%, bình quân trong 08 năm chiếm tỷ lệ là 38% so với GPD.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển 2005-2012 tỉnh Khánh Hòạ
stt Chỉ tiêu đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
I GDP (giá ss 1994) tỷ đ 7,429 8,149 9,046 10,071 11,099 12,318 13,312 14,442
II GDP (giá th/tế) tỷ đ 13,397 15,608 18,687 23,408 28,101 33,911 39,981 46,793
III Tổng đầu tư XH tỷ đ 3,212 5,176 6,819 8,480 11,456 15,524 18,201 19,815
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH 2005-2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa và số liệu thực hiện 02 năm 2011, 2012 của UBND tỉnh.
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011 năm 2012
T
ỷ
đ
ồ
n
g Tổng đầu tư xã hội
Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn nước ngoài Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội luôn có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ tổng vốn đầu tư xã hội tăng khá qua các năm. Khoảng cách giữa đường đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội từ năm 2005 đến năm 2007 gần sát nhau, từ cuối năm 2007 trở đi có xu hướng doãng rạ Như vậy mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội tăng khá nhưng tốc độ tăng còn thấp so với tốc độ tăng GDP. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư những năm đầu (2005- 2006) đã phát huy tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2007- 2012.
Bảng 2.2. Tổng sản phẩm trong nước tỉnh Khánh Hòa 2005-2012.
stt Chỉ tiêu đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng đầu tư
xã hội tỷ đ 3,213 5,176 6,819 8,480 11,456 15,524 18,201 19,815
I Nguồn vốn trong nước tỷ đ 3,029 4,756 6,584 7,680 10,906 14,274 17,601 19,615
1 NSNN địa phương tỷ đ 649 652 907 1,092 2,197 2,355 2,509 2,535
2 Tín dụng đầu tư tỷ đ 418 490 586 500 650 820 870 900
3 Doanh nghiệp NN tỷ đ 210 396 403 425 450 550 560 580
4 Khu vực dân doanh tỷ đ 1,752 3,218 4,688 5,543 7,376 10,213 13,341 15,116
5 Các nguồn vốn khác (TPCP,..) tỷ đ 120 233 336 321 484
II Nguồn vốn nước ngoài tỷ đ 184 420 235 800 550 1,250 600 200
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH 2005-2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa và số liệu thực hiện 02 năm 2011, 2012 của UBND tỉnh.
Từ số liệu bảng 2.2, ta vẽ đồ thị vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; đồ thị các nguồn vốn đầu tư trong nước để xem trong giai đoạn này mức độ vốn đầu tư của thành phần kinh tế nào đóng vai trò quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy đường đồ thị vốn trong nước rất gần với đường đồ thị tổng đầu tư xã hội, trong khi đó đường đồ thị vốn ngoài nước cách rất xạ Điều này chứng tỏ vốn đầu tư trong những năm qua chủ yếu là vốn trong nước (84.445 tỷđồng) chiếm 95,22%, vốn nước ngoài (4.239 tỷ đồng) chiếm 4,78%.