- Kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao nhưng chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của tỉnh còn thấp.
- Thời gian qua chưa thu hút mạnh các nguồn vốn FDI, hầu hết các dự án đầu tư từ nguồn vốn này có quy mô nhỏ, có nhiều dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện. Tính đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 73 dự án với số vốn thực hiện 618 triệu USD, bình quân 8,6 triệu USD/dự án; so với các địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,…thì Khánh Hoà có vốn đầu tư nước ngoài quá thấp. Nguồn vốn thu hút từ khu vực doanh dân được xem là chủ lực trong cơ cấu vốn đầu tư, trong 08 năm (2005-2012) vốn từ khu vực này đã huy động được 61.247 tỷ đồng chiếm 69,06% tổng vốn đầu tư xã hội, số doanh nghiệp tăng thêm đáng kể nhưng đa số các DNTN có quy mô vốn nhỏ (năm 2012 khoảng 14tỷ đồng/doanh nghiệp) nên đa số DNTN là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn thấp, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp kém và đội ngũ công nhân có tay nghề chưa cao nên DNTN thiếu khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng. Đây là hạn chế cơ bản cần có giải pháp khắc phục để nâng chất lượng tăng trưởng của tỉnh nhà.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ yếu là từ NSNN nhưng nguồn thu ngân sách của tỉnh trong thời gian qua và trong vài năm tới cũng tăng ở mức độ nhất định. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Vì vậy ngoài việc bố trí vốn NSNN một cách thỏa đáng, đúng hướng, sử dụng có hiệu quả còn phải tích cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để đáp ứng yêu cầu cấp bách nàỵ Đây là thách thức rất lớn đối với sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà.
Từ nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn ở một số địa phương như đã nêu, tỉnh Khánh Hoà cần có giải pháp phù hợp để huy động có hiệu quả nguồn vốn FDI; phát hành trái phiếu xây dựng cơ sở hạ tầng; thành lập công ty đầu tư tài chính hoạt động
theo cơ chế liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, huy động vốn trong dân đầu tư trực hoặc gián tiếp vào công trình; đẩy mạnh thực hiện đầu tư theo cơ chế BT, BOT, PPP;…
- Năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (PCI): Theo bảng xếp hạng năm 2012, Khánh Hòa đứng ở vị trí 24 trên tổng số 63 tỉnh, thành trong cả nước. Điều này cho thấy cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh ở Khánh Hoà ở mức trung bình, công tác điều hành của bộ máy quản lý tỉnh chưa sự năng động, hiệu quả chưa caọ Vì vậy trong thời gian đến cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và thực hiện tốt các tiêu chí để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý. Đó là việc làm thiết thực để kêu gọi và thu hút các nguồn lực tài chính trong tương laị