Vốn của các ngân hàng thương mại phần lớn là các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh, khu dân cư được gửi vào ngân hàng với những mục đích khác nhaụ Ngoài ra, ngân hàng thương mại có thể bổ sung vốn hoạt động của mình bằng cách đi vay từ các tổ chức và các tầng lớp dân cư thông qua phát hành trái phiếu hoặc kỳ phiếu ngân hàng. Trên cơ sở tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các nhà đầu tư vay phát triển sản xuất. Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò rất lớn đến thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Trong nhiều năm liền, Hệ thống ngân hàng Đồng Nai đã khơi tăng nguồn vốn tại chỗ, đặc
biệt là nguồn vốn dân cư nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nội lực trong tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương. Để huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư hệ thống NH đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp chiến lược bền vững cùng nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn đa dạng cụ thể thích hợp với đòi hỏi của thị trường và tâm lý người gửi trong đó giải pháp xuyên suốt là tổ chức tốt công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu, làm tốt công tác khách hàng từ tỉnh đến huyện, quán triệt đến từng nhân viên nhận thức về tầm quan trọng hàng đầu của công tác khơi tăng nguồn vốn tại chỗ, có tính quyết định đối với kết quả kinh doanh để cùng nhau phấn đấu làm tốt nhiệm vụ mục tiêu nàỵ Tương tự ở tỉnh Bình Dương, Hệ thống Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương của tỉnh là “Trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” với nhiều chương trình hành động, xúc tiến thương mại, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường tiềm năng. Theo đà phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, hoạt động ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng, bơm vốn liên tục cho sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Tăng cường huy động vốn, giải ngân, đầu tư phát triển.