Nguồn vốn doanh nghiệp nhànước

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 83)

Theo tài liệu của UBND tỉnh: Hiện nay, Khánh Hòa còn 13 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khánh Hòa tiếp tục chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức cổ phần hoặc giữ nguyên hình thức tổ chức hoạt động. Theo đó, giai đoạn 2012 - 2015 sẽ có 6 đơn vị tiến hành cổ phần hóa gồm: Công ty Thương mại Đầu tư Khánh Hòa, Công ty Du lịch Khánh Hòa, Công ty Dịch vụ vận tải Khánh Hòa, Công ty Cấp thoát nước

Khánh Hòa, Công ty Môi trường đô thị Nha Trang, Công ty Xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa; 5 đơn vị xây dựng đề án tái cơ cấu với nội dung giữ nguyên tổ chức hoạt động gồm: Công ty Lâm sản Khánh Hòa, Công ty Lâm nghiệp Trầm Hương, Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc Khánh Hòạ Riêng 2 đơn vị Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa là những doanh nghiệp có quy mô lớn, chi phối đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên xây dựng tái cơ cấu theo mô hình mới hiệu quả hơn.

Thực hiện chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trên đã thể hiện giải pháp nâng cao hiệu sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước; Khánh Hòa chỉ giữ lại các doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù làm công ích về bảo vệ và trồng rừng; dịch vụ về thủy lợi; một số doanh nghiệp có khoản nộp ngân sách lớn. Nhưng về lâu dài, sẽ tiếp tục cổ phần hóa sau năm 2020 để tách chức quản lý hành chính của nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, tạo quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

3.4.3. Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng :

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Mở rộng, củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, giúp đỡ một số xã có đủ điều kiện thành lập mới Quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện cho các Quỹ tín dụng nhân dân đủ điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động, gắn với việc tiếp tục củng cố, chấn chỉnh và phát triển hệ thống, đặc biệt trong việc đào tạo, nâng cao năng lực quản trị điều hành của các Quỹ tín dụng nhân dân.

Các tổ chức tín dụng cần nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn; đơn giản hoá thủ tục, linh hoạt trong cơ chế bảo đảm tiền vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn.

Phát triển và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các TCTD với cơ chế thông thoáng, quy trình đơn giản thích hợp để nâng cao chất lượng phục vụ.

3.4.4. Giải pháp huy động vốn từ khu vực dân doanh:

Tăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích các doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp công ích dưới các hình thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng với nguồn vốn nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách xã hộị Khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản, tiền của nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm giàu cho cá nhân và đóng góp cho xã hộị

a) Nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân:

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏị Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đoàn kinh tế tư nhân. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế so sánh trong từng vùng, từng địa phương; đồng thời với việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

b) Nguồn vốn trong dân cư:

Tiềm năng vốn trong dân cư còn rất lớn. Hiện nay, phần vốn nhàn rỗi trong dân cư đa phần vẫn dành để mua vàng, ngoại tệ, một số khác thì mua nhà, đất và cải thiện các phương tiện sinh hoạt. Cần phải có các giải pháp cụ thể, có tính khả thi mới có thể huy động nguồn vốn nàỵ Muốn vậy, cần đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư phát triển kinh tế.

c) Thu hút vốn đầu tư từ Việt kiều:

Khánh Hòa có nhiều bà con kiều bào sống tại các quốc gia trên khắp thế giới có khả năng về tài chính, kinh nghiệm quản lý, năng lực kinh doanh và am hiểu thị trường thế giớị Để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Việt kiều, cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau:

- Lãnh đạo địa phương nên tổ chức những buổi gặp mặt với Việt kiều khi họ về thăm quê hương vào dịp Tết để giới thiệu những cơ hội đầu tư và chính sách thu hút đầu tư. - Cần dành kinh phí để làm những phóng sự về địa phương như: thông tin về môi trường kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, chủ trương phát triển kinh tế của địa phương, chính sách ưu đãi đầu tư, tiềm năng và thế mạnh phát triển, những dự án kêu gọi đầu tư, những doanh nghiệp làm ăn thành đạt tại địa phương. Những phóng sự đó được giới thiệu với đồng bào ở nước ngoàị

- Lãnh đạo cần phối hợp với Việt Kiều để tạo ra một tổ chức như câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Kiều địa phương, tạo ra những cơ hội hợp tác kinh doanh, nghiên cứu những dự án, bảo đảm về tính pháp lý. Từ đó địa phương có thể giúp bà con Việt Kiều thành lập một số công ty cổ phần, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của Việt Kiều ở nhiều nước trên thế giới về đầu tư ở địa phương.

3.4.5. Nguồn vốn nước ngoài

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mang lại cơ hội cho Khánh Hòa tiếp cận với những thành tựu khoa học - công nghệ, thông tin, tăng khả năng thu hút các nguồn vốn.

Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội để Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận những thông tin về các cơ hội đầu tư, các sản phẩm cùng loại, lựa chọn công nghệ phù hợp, thực hiện tốt hơn một trong những nội dung cơ bản của quá trình CNH - HĐH là đổi mới công nghệ của nền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

3.4.5.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Là một nguồn vốn quan trọng đối với đầu tư phát triển nên cuộc cạnh tranh giữa các khu vực, giữa các quốc gia trong từng khu vực nhằm thu hút nguồn vốn FDI ngày càng trở nên gay gắt. Hiện nay, các nước ASEAN đang tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư, thúc đẩy kế hoạch xây dựng chương trình hành động chiến lược nhằm đẩy mạnh hội nhập các lĩnh vực ưu tiên trong ASEAN. Trong các lĩnh vực ưu tiên, Khánh Hòa có lợi thế để tham gia vào các lĩnh vực du lịch, đóng tàu, khai thác và chế biến thủy sản, …

Xu hướng di chuyển của các dòng FDI là hướng tới những vùng có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành sản xuất, dịch vụ có hiệu quả cao, đặc biệt là ở các nước công nghiệp mới (NICS) và các nước ASEAN. Thời gian qua, môi trường

đầu tư chung của Việt Nam được cải thiện đáng kể có tác dụng thu hút những làn sóng mới đầu tư trực tiếp nước ngoàị

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong những năm tới sẽ có làn sóng vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam. Thời kỳ 2006 - 2010, các dự án FDI vào Khánh Hòa còn khá nhỏ so với cả nước. Khánh Hòa nên thu hút nguồn vốn này vào những ngành mà sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao với lợi thế của mình so với các tỉnh khác.

3.4.5.2 Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam vẫn được trong diện ưu tiên của các nhà tài trợ ODẠ Nguồn tài trợ chính cho Việt Nam là Nhật Bản, WB, ADB và các nước thuộc khối EU…

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó có Khánh Hòa đang được sự chú ý đặc biệt của các tổ chức quốc tế, Nhật Bản và một số nước EỤ Giai đoạn 2006 - 2010, Khánh Hòa thu hút nguồn vốn này còn rất khiêm tốn. Thời gian đến phương hướng thu hút và sử dụng ODA của tỉnh sẽ tập trung vào: Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo, trong đó ưu tiên cho hoạt động khuyến nông - lâm, khuyến ngư và phát triển làng nghề nông thôn; phát triển hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, hệ thống thông tin theo hướng hiện đại; triển khai một số chương trình, dự án phát triển hạ tầng kinh tế quốc gia và ngành trên địa bàn; chú trọng phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; phát triển hạ tầng du lịch.

Phù hợp với phương hướng chung của vùng, các cấp, các ngành tại địa phương tích cực, chủ động xây dựng dự án, làm việc và tranh thủ vốn từ các Bộ, Ngành trung ương.

Để thu hút đầu tư, tỉnh chủ động xây dựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, làm cơ sở vận động tài trợ. Khánh Hòa cần phối hợp với các tỉnh khác để thu hút vốn ODA theo các tiểu vùng.

Hài hòa các thủ tục với các nhà tài trợ để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, giao đất theo đúng tiến độ và bố trí đủ vốn đối ứng thực hiện dự án. Nâng cao nâng lực đội ngũ làm kinh tế đối ngoại và quản lý dự án để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODẠ

3.4.6 Các giải pháp khác

3.4.6.1 Hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút đầu tư doanh thật sự thông thoáng để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút đầu tư

Đẩy mạnh cải cách hành chính:

- Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc hành chính. Tiếp tục loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo; chú ý đến thủ tục về: đất, chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng,…

- Rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nhà đầu tư, xóa bỏ khe hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng.

- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã; triển khai áp dụng cơ chế “một cửa” liên thông. Áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính.

Kiện toàn nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước:

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tư duy của công chức theo hướng thân thiện với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cường việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành với các địa phương trong quản lý nhà nước. Tiếp tục thực hiện phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, ngành, người đứng đầu cơ quan. Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước; đổi mới phương thức điều hành, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, trước hết là thủ tục hành chính; thường xuyên kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện. Tăng cường đúng mức các biện pháp quản lý Nhà nước trước hết trên các lĩnh vực đất đai, rừng, khoáng sản, môi trường, quản lý thị trường.

3.4.6.2 Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Một trong những nguyên nhân các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước chưa quan tâm đến Khánh Hòa là do sự yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộị Do đó cần đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông … tập trung trước hết ở các khu công nghiệp, tạo điều kiện thu hút và triển khai các dự án.

Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, bố trí ưu tiên NSNN và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực nàỵ Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng.

Phát triển các khu công nghiệp:

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa tuy có quy hoạch triển khai các khu công nghiệp, song tốc độ triển khai còn rất chậm. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, chuẩn bị đầy đủ mặt bằng cũng như các điều kiện thiết yếu của các khu công nghiệp sẽ có điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tư, cả trong nước lẫn nước ngoàị Khu công nghiệp ngoài việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế, tiếp thu công nghệ hiện đại còn giải quyết tốt cho vấn đề quy hoạch, quản lý xã hội, môi trường và giải quyết số lượng lớn lao động địa phương.

Hiện tại, cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất. Nó có vai trò rất lớn trong thu hút vốn FDI vì cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, thủ tục hành chính trong khu công nghiệp, khu chế xuất được cải thiện rút ngắn thời gian cấp phép, thuận lợi cho nhà đầu tư. Khánh Hòa cần triển khai và hoàn thành sớm việc giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tốc độ đầu tư các khu công nghiệp. Ngoài các khu công nghiệp, cần hình thành một số cụm và điểm công nghiệp vừa và nhỏ có quy mô 40 - 50 ha ở các huyện.

- Khuyến khích hình thức đầu tư BT, BOT, PPP vào các lĩnh vực; phát triển công nghiệp (đóng tàu, chế biến thuỷ sản…), du lịch (du lịch cao cấp, vui chơi giải trí…), dịch vụ thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật (đường giao thông, cảng …), phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch, nông - ngư nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực : y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục - thể thaọ

- Tích cực đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo lộ trình đã xác định. Khuyến khích các doanh nghiệp hiện có đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao cạnh tranh.

- Khuyến khích các tầng lớp nhân dân đầu tư thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú ý đầu tư phát triển các sản phẩm lợi thế, các loại hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

- Thông qua Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy mạnh mẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong nhân dân

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)