Huy động vốn của các quỹ đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 34)

Năm 1997, khi thị trường tài chính tiền tệ VN còn ở trong giai đoạn khởi đầu, hệ thống ngân hàng thương mại non trẻ, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thí điểm thành lập quỹ Đầu tư phát triển tại TP HCM. Cho đến nay trên cả nước đã có 22 Quỹ hoạt động; sau gần 13 năm hoạt động, quỹ đầu tư phát triển các địa phương đã tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân 30% (năm 2009 tăng gấp 2 lần năm 2005). Đối với thành phố Hồ Chí Minh - Địa phương có nhu cầu vốn đầu tư hàng năm rất lớn nhưng mô hình cũ - Quỹ đầu tư phát triển không đáp ứng được vốn đầu tư nên thành phố chuyển đổi tổ chức này thành Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP Hồ Chí Minh (HFIC) được giao nhiều quyền hạn, nhiệm vụ hơn; với chức năng chủ là đầu tư, cho vay đầu tư đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ, nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, trái phiếu công trình theo ủy quyền của UBND thành phố; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của UBND thành phố tại các

Tổng công ty và công ty; cung cấp các dịch vụ tài chính và tư vấn đầu tư; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế...Sau khi ra đời, HFIC đã thu hút được nguồn tài trợ từ các tổ chức tái chính quốc tế như: 2,5 triệu USD của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), 30 triệu Euro của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), 50 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB). Hiện nay, nguồn vốn này đã và đang được triển khai rất hiệu quả và được các nhà tài trợ đánh giá rất caọ HFIC đang chuẩn bị tiếp nhận gói hỗ trợ tín dụng thứ 2 trị giá 20 triệu Euro của AFD. Ngoài ra, HFIC được tài trợ trong khoản tín dụng 190 triệu USD của WB dành cho các Quỹ đầu tư địa phương. Rồi thông qua sự bảo lãnh của Bộ Tài chính, HFIC đã vay trực tiếp từ Ngân hàng Clayon và Ngân hàng Société Générale để cho vay lại dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ trị giá tương đương 2.130 tỷ đồng. Việc giải ngân đã hoàn tất trong năm 2009 và bắt đầu hoàn vốn từ năm 2010.

HFIC đã và đang làm đầu mối tổ chức hợp vốn với 16 tổ chức tài chính, tổng giá trị hợp đồng đã ký kết là 2.445 tỷ đồng, tài trợ cho 57 dự án khác nhaụ Trong các dự án đã thực hiện, với vai trò là đầu mối hợp vốn, lượng vốn do HFIC tham gia hợp vốn chiếm bình quân khoảng 20% - 30%. Điều này đồng nghĩa với việc thông qua vai trò của HFIC, Thành Phố đã thành công trong việc thu hút thêm 70% - 80% vốn từ các tổ chức tín dụng mà thực chất là từ nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác và công chúng trong nước để đầu tư trên địa bàn thành phố. Qua mô hình hoạt động của HFIC làm cho chúng ta phải suy nghĩ về giao thêm quyền hạn, chức năng cho tổ chức đại diện vốn sở hữu nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn để cho vay hoặc đầu tư trực tiếp vào các công trình.

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)