Mối quan hệ giữa các dòng vốn

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 25)

Một nền kinh tế muốn có sự phát triển với tốc độ cao, theo xu hướng ổn định, bền vững cần phải có một cơ cấu huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phù hợp. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì khó có thể đạt được tốc độ phát triển cao,

bền vững trong điều kiện tiết kiệm trong nước không đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Ngược lại, chỉ dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài thì cũng khó chủ động thực hiện được những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Sự kết hợp hài hoà, bổ sung lẫn nhau giữa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài sẽ đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế.

1.5 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Nền kinh tế là một hệ thống nhất, trong đó các biến kinh tế vĩ mô như: Lãi suất, chính sách thuế, các định chế tài chính, thị trường tài chính, môi trường đầu tư,… có mối quan hệ, tác động lẫn nhaụ Những biến số này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển; ảnh hưởng của các nhân tố này được thể hiện như sau:

1.5.1 Lãi suất

Lãi suất là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất trong nền kinh tế. Nó tác động trực tiếp tới những quyết định như: Chi tiêu, tiết kiệm, mua tài sản hay đầu tư vào các tài sản tài chính … Lãi suất có thể có những tác động tích cực đến tiết kiệm, đầu tư và ngược lạị Tiết kiệm tăng, nguồn vốn đầu tư có cơ hội tăng lên và ngược lạị Xét tổng thể nền kinh tế, với giả định là tất cả các khoản tiết kiệm sẽ được chuyển thành vốn đầu tư thông qua các kênh tài chính và mỗi cá nhân trong nền kinh tế hoạt động nhằm mục đích tối đa lợi ích kinh tế. Khi đó, tiết kiệm có quan hệ thuận với lãi suất. Đầu tư lại có quan hệ nghịch với lãi suất.

Lãi suất cao có mặt tích cực với đầu tư là có thể loại bỏ được những dự án không thực sự mang lại tỷ suất sinh lợi caọ Nhưng lãi suất quá cao so với lãi suất cân bằng trong nền kinh tế sẽ đẩy các nhà đầu tư vào các hoạt động quá mạo hiểm với mức độ rủi ro cao của các khoản tín dụng và phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản ...

Lãi suất thấp không chỉ có tác động tích cực khuyến khích đầu tư mà cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực như: đầu tư tràn lan, không tính đến hiệu quả vốn đầu tư và có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vốn.

Như vậy, nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất một cách linh hoạt theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Lãi suất

không quá cao đẩy các nhà đầu tư vào các hoạt động mạo hiểm, nhưng cũng không quá thấp để hạn chế đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

1.5.2 Chính sách thuế nhà nước

Chính sách thuế của Chính phủ có tác động đến tiết kiệm và đầu tư của các khu vực, từ Chính phủ, DN, đến những người dân. Thuế cao có thể sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hoá dịch vụ, người ta phải chi phí nhiều hơn trong khi thu nhập chưa thay đổi, điều đó làm cho tiết kiệm giảm xuống. Mặt khác, thuế tăng, đặc biệt là thuế thu nhập DN sẽ làm cho khả năng tiết kiệm, tích luỹ vốn của DN giảm, hiệu quả đầu tư giảm và làm nản lòng các nhà đầu tư, làm cho cả cung và cầu đầu tư giảm. Ngược lại, thuế suất phù hợp có tác động làm tăng tiết kiệm, khuyến khích đầu tư, kích thích nền kinh tế phát triển. Đối với Chính phủ, thuế suất cao có thể đảm bảo nguồn thu, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, nhưng sẽ không khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, không khuyến khích nền kinh tế phát triển. Ngược lại, giảm thuế thì nguồn thu ngân sách có thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của chính phủ.

Như vậy, chính sách thuế phải phù hợp, một mặt đảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, mặt khác phải đảm bảo khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong các khu vực còn lại của nền kinh tế.

1.5.3 Sự phát triển của các định chế tài chính

Sự phát triển của các định chế tài chính với những sản phẩm dịch vụ đa dạng, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho những người tiết kiệm có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng những sản phẩm này thì sẽ góp phần gia tăng tiết kiệm. Đồng thời, cũng tập trung được nguồn lực tài chính to lớn sẵn sàng tài trợ cho những dự án đầu tư và do đó có tác động làm tăng cả nguồn cung và cầu về đầu tư. Ngược lại, sẽ rất khó huy động vốn từ nguồn tiết kiệm của người dân, làm cho nguồn vốn giảm xuống, hơn nữa nhà đầu tư cũng khó tiếp cận được các khoản vaỵ Như vậy, các định chế tài chính kém phát triển một mặt không kích thích tiết kiệm, mặt khác làm giảm khả năng tiếp cận vốn của những người có nhu cầu đầu tư. Do đó, cả nguồn cung và cầu VĐT đều giảm, có tác động tiêu cực đối với sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, để khuyến khích tiết kiệm, tăng nguồn VĐT cũng như khả năng tiếp cận nguồn VĐT, đòi hỏi hệ thống định chế tài chính phát triển, vận hành linh hoạt, hiệu quả.

1.5.4 Sự phát triển thị trường tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, trái phiếu, các tài sản tài chính nói chung. Điều này có ý nghĩa quan trọng có tác động tích cực đến thu hút tiết kiệm cũng như hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Sự phát triển của TTCK cũng tác động làm tăng mức tiết kiệm quốc gia và các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận được những nguồn vốn lớn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình bằng việc phát hành chứng khoán, trái phiếu …

Ngược lại, thị trường tài chính kém phát triển sẽ tạo lên rào cản trong huy động nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế cũng như, hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các nhà đầu tư cho nhu cầu đầu tư của mình.

1.5.5 Yếu tố môi trường đầu tư

Đầu tư nói chung thường được hiểu là sự hy sinh, đánh đổi những nguồn lực hiện tại (có thể là tiền, tài nguyên, sức lao động, trí tuệ …) nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương laị Nói cách khác, nó cũng giống như một canh bạc. Các nhà đầu tư đặt cược một số tiền lớn trong hiện tại, chấp nhận những chi phí cơ hội và hy vọng sẽ thu được số tiền lớn hơn trong tương laị Do đó, những kết quả của đầu tư ở tương lai bị tác động mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt trong trong nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Đó là, cơ sở hạ tầng; tình hình chính trị - xã hội; môi trường pháp lý, thủ tục hành chính … Nếu những yếu tố này thuận lợi sẽ kích thích các nhà đầu tư, thu hút được nhiều nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển. Ngược lại nó là những rào cản làm giảm niềm tin, động lực đầu tư.

Về môi trường chính trị xã hội: Sự ổn định chính trị - xã hội sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nhà nước mạnh thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển KTXH, đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ mang lại niềm tin và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thể chế ổn định, hệ thống pháp luật ổn định và hiệu lực, các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng nhân văn như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết tệ nạn xã hội, đạo đức kinh doanh, y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, văn hóa, đảm bảo an toàn đầu tư, quyền sở

hữu tài sản … Tất cả những yếu tố đó sẽ tạo thêm động lực để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án đầu tư lớn.

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường ổn định: Chính phủ các nước đều sử dụng chính sách kinh tế, tiền tệ, tài khoá của mình nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Sự ổn định tiền tệ, tỷ giá, kiềm chế lạm phát … là những yếu tố làm giảm tính bất ổn, rủi ro trong hoạt động đầu tư và có tác động tích cực làm tăng cả nguồn cung và cầu đầu tư của nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư có thể tính toán và đưa ra các quyết định đầu tư, đồng thời, giúp tránh những cuộc khủng hoảng, do đó tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư vào tương lai và tạo cơ hội thu hút được nhiều VĐT hơn.

Cơ sở hạ tầng: Là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định, được dùng làm điều kiện sản xuất và sinh hoạt nói chung, đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng kém sẽ tạo ra những rào cản gây khó khăn trong việc thu hút những dòng VĐT, nhất là những dự án có hàm lượng công nghệ cao từ nước ngoàị Ngược lại, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn VĐT trong và ngoài nước.

1.6 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC TƯ PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

Nguồn lực tài chính có vai trò quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà các địa phương có kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính phù hợp. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương (những mặt được và chưa được),… để đề xuất các giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến.

1.6.1 Huy động vốn FDI

Tính từ năm 1988 đến năm 2007, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện trên 50% tổng vốn đăng ký (khoảng 40 tỷ USD), chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã

hội giai đoạn 1996 - 2000 và duy trì ở mức 17-18% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001 - 2007. Sau thời kỳ suy giảm vốn ĐTNN vào Việt Nam do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam đã phục hồi và ngày càng tăng caọ Trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam thu 3.935 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 20.657 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 67% tổng vốn đăng ký (khoảng 13,854 tỷ USD); Trong 5 năm tiếp theo (2005-2012), Việt Nam thu 6.533 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 148,070 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 30% tổng vốn đăng ký (khoảng 44,630 tỷ USD); tăng 3,2 lần so với 05 năm trước (2001-2005). Đến nay, Việt Nam đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có trên 100 tập đoàn lớn thuộc danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune bình chọn, có đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu đến từ các nước châu Á. 10 nhà đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, BritishVirginIslands, Hồng Kông, Malaysia, Hoa Kỳ, Hà Lan và Pháp. Nếu tính theo vốn thực hiện thì Nhật Bản là nước có số vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Trong bức tranh toàn cảnh đó, cần nghiên cứu một số địa phương tích cực thu hút vốn đầu tư FDI, những thành công và hạn chế cần rút kinh nghiệm trong thời gian đến.

a) Thành phố Hồ Chí Minh:

Qua 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 20,6 tỷ USD, số vốn thực hiện hơn 10 tỷ USD đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố HCM và tạo sức lan tỏa ra cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất lớn trên nhiều phương diện: Tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo động lực thu hút nguồn nhân lực, nâng cao đời sống người dân, tăng chất lượng giáo dục và y tế. Tuy nhiên trong suốt 20 năm qua, thu hút đầu tư nước ngoài tại TPHCM cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định: Phần lớn số lao động đều trong độ tuổi còn rất trẻ, tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo chiếm trên 65%, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; tranh chấp lao động thường xuyên xảy ra đã tạo nên một môi trường đầu tư không lành mạnh; ngành nghề phát triển chủ yếu các ngành thâm dụng lao động phổ thông như may mặc, da giầỵ..nên đã tạo áp lực lớn về lực lượng lao động nhập cư, về chỗ ở, về vấn nạn môi trường. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng yếu kém và thủ tục hành chính rườm rà tạo rào cản trong thu hút vốn đầu tư; rồi các chính sách liên quan đến tiền thuê đất, chi phí bồi

thường và giải phóng mặt bằng chưa rõ ràng cũng đã gây ra sự chậm trễ trong giao đất thực hiện dự án cho nhà đầu tư. Điều này cũng đã lý giải vì sao vốn FDI chỉ thực hiện được hơn 50% so với vốn đăng ký.

b) Tỉnh Bình Dương:

Sau hơn 20 năm thu hút vốn FDI, hiện Bình Dương là 1 trong 5 địa phương có vốn FDI cao nhất cả nước. Tính đến 31-8-2012, Bình Dương đã thu hút 2.093 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 17,12 tỷ USD, đứng vị trí thứ tư sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Naị Có nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ cao đầu tư thuộc 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương. Giai đoạn 1991-1995 Bình Dương chỉ có 382 triệu USD vốn FDI; giai đoạn 1996-2006 tăng lên 1,6 tỷ USD. Chỉ hàng năm sau, năm 2007, vốn đầu tư đã là 2,9 tỷ USD. Giai đoạn tiếp theo là thời gian thành công nhất của Bình Dương trong thu hút vốn đầu tư và cho đến nay tuy kinh tế thế giới, khu vực và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dòng vốn FDI đổ vào Bình Dương được 2,6 tỷ USD/ tổng số 10,5 tỷ USD chiếm 25% của cả nước. Thành quả ấy phản ánh thực tế về sự năng động của tỉnh, biết cách mời gọi, đón tiếp và giữ chân những “người bạn mới” bằng những hành động cụ thể. Nhờ thế, Bình Dương từ một tỉnh thuần nông, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, công nghiệp - dịch vụ gần như số không, thì nay cơ cấu kinh tế của Bình Dương đảo ngược hoàn toàn, công nghiệp - dịch vụ chiếm 96,2%; nông nghiệp một thời thống trị, nay chỉ chiếm khiêm tốn 3,8% và đang chuyển sang nông nghiệp kỹ thuật caọ Hàng chục nghìn ha đất hoang hóa, đất trồng cây một vụ, năng suất thấp, nay được phủ đầy 28 KCN, tám cụm công nghiệp tập trung, với hơn 3.000 nhà đầu tư nước ngoàị Cũng từ các nhà máy, xí nghiệp này mà hàng trăm nghìn lao động, công nhân có tay nghề, từ các vùng, miền trên cả nước hội tụ về, chung tay biến ước mơ CNH, HĐH của Bình Dương và cả nước sớm thành hiện thực. Nếu năm 1997, khu vực

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)