Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 54)

Thời gian qua, cùng với tình hình kinh tế chung của cả nước, tỉnh Khánh Hòa cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng lạm phát và tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh v.v. Mặc dù vậy, Khánh Hòa không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được những thành tựu khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hộị Từ năm 2005 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã huy động nguồn lực tài chính đáng kể. Mức huy động vốn đầu tư từ khu vực dân doanh tăng bình quân hàng năm là 36,1%, từ ngân sách nhà nước là 21,5%, doanh nghiệp nhà nước là 15,6%, nguồn vốn tín dụng ngân hàng là 11,6%,… đã tạo tổng vốn đầu tư xã hội trong 08 năm là 88.684 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều công trình, dự án quy mô lớn mang ý nghĩa động lực đối với sự phát triển của tỉnh được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế, đại lộ Nguyễn Tất Thành, đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường Khánh Lê - Lâm Đồng, Nhà máy thủy điện EaKrong Rou; hệ thống công viên bờ biển và nhiều khu du lịch, khách sạn đã được xây dựng như Vinpearl, Ana Mandara, Sông Lô, Hòn Tằm, Sunrise, Sài Gòn-Yasaka, Novotel, Sheraton, Trung tâm du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà - Nha Trang...

Một số dự án mới đang được khởi công như Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, đường Diên Khánh-Khánh Vĩnh, đường tránh đèo Rù Rì, nâng cấp cảng Cam Ranh, Khu du lịch Bãi Rồng, nhà máy cấp nước Bắc bán đảo Cam Ranh, Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm, công trình Hồ chứa nước Tà Rục có dung tích 20,6 triệu m3, Đồng thời Khánh Hòa cũng tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội để thực hiện các mục tiêu xã hội gồm: Các dự án xây dựng trường học, các bệnh viện khu vực, tuyến huyện và trạm y tế xã; nhà ở cho công nhân, nhà công vụ cho giáo viên, ký túc xá cho sinh viên; các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 tỷ l ệ ( % ) Nông, lâm nghiệp,thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ, du lịch

ở mỗi huyện; các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia v.v. Đầu tư xã hội đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Như đã phân tích ở phần 2.2 đã nêu trên, ta thấy đường đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội (tại biểu đồ 2.1) có xu hướng tăng lên cùng chiều, biểu hiện mối tương quan giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Từ năm 2005 đến năm 2006 khoảng cách giữa đường đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội gần nhau, từ cuối năm 2007 trở đi khoảng cách giữa 2 đường đồ thị ngày càng có xu hướng doãng ra, điều này chứng tỏ vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế những năm đầu đã phát huy tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2007-2012.

Trong 08 năm (2005-2012), Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 10,6%, là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2005, GDP theo giá so sánh 1994 là 7.429 tỷ đồng đến năm 2012 là 14.412 tỷ đồng gấp 1,93 lần so với năm 2005. Trên cơ sở đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng từ 746 USD/người năm 2005 lên 1.865 USD/người năm 2012.

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)