Dưới góc độ chi thường xuyên

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 58)

Nhìn vào số liệu bảng 2.10 và biểu đồ 2.16, ta các đường đồ thị đều dốc lên; điều đó chứng tỏ các khoản chi bảo đảm xã hội hàng năm đều tăng. Cụ thể, chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo tăng bình quân hàng năm là 24,7%, chi sự nghiệp y tế là 28,9%, chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là 9,8%, chi an sinh xã hội (các đối tượng thuộc chính sách của trung ương, của tỉnh) là 22,2%; xấp xỉ hoặc cao so với tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng chi thường xuyên hàng năm (22,8%); chỉ có chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là thấp hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng chi thường xuyên.

Bảng 2.10. Các khoản chi bảo đảm xã hội tỉnh Khánh Hòa 2005-2012

stt Chỉ tiêu đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng chi Thường xuyên tỷ Đ 915 1,035 1,227 1,668 1,918 2,460 2,905 3,858 1 Chi SNGD-ĐT và dạy nghề Tỷ Đ 336 409 481 613 725 857 1,046 1,577 2 Chi sự nghiệp y tế Tỷ Đ 72 79 108 140 175 292 338 425 3 Chi sự nghiệp VH,TT, TDTT Tỷ Đ 41 39 45 41 58 81 70 79

4 Chi đảm bảo xã hội Tỷ Đ 48 51 41 61 93 134 169 195

Nguồn: Sở Tài chính Khánh Hòạ

Biểu đồ 2.16. Các khoản chi bảo đảm xã hội từ NSNN tỉnh Khánh Hòa 2005-2012

41%

41% 11%

2% 5%

Chi các lĩnh vực khác Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề

Chi sự nghiệp y tế Chi đảm s ự nghiệp VH,TT, TDTT

Chi an sinh xã hội

Biểu đồ 2.17: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ NSNN 2005-2012

Nhìn biểu đồ 2.17, ta thấy trong cơ cấu chi thường xuyên thì các khoản chi bảo đảm xã hội chiếm 55,5% và các khoản chi khác chiếm 44,5%. Năm 2012, chi chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ lệ là 41%, chi sự nghiệp y tế là 11%, chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là 2%, chi bảo an sinh xã hội là 5% tổng chi thường xuyên. Điều này chứng tỏ, trong tổng chi thường xuyên từ ngân sách thì chi bảo đảm xã hội được chú trọng hơn các khoản khác từ ngân sách (chi cho bộ máy của hệ thống chính trị: Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; chi an ninh quốc phòng;…). Đây là vấn đề cần phát huy theo xu hướng ngày càng tinh giản bộ máy quản lý của cả

hệ thống chính trị và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội khánh hòa đến năm 2020 (Trang 58)