Tình hình phát triển cây vải thiều trên địa bàn cả nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 26)

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có hai vùng trồng vải thiều lớn là vùng trồng vải thiều tỉnh Bắc Giang (tổng diện tích khoảng 33.000ha) và vùng trồng vải thiều tỉnh Hải Dương (tổng diện tích khoảng 17.000ha), với hai thương hiệu vải thiều nổi tiếng là Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang và Vải thiều Thanh Hà – Hải Dương. Bên cạnh đó, vải thiều cũng được trồng ở một số tỉnh miền Bắc như: Thái Nguyên, Quảng Ninh… Do có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, nhiệt - ẩm, ánh sáng,… nên cả hai vùng trồng vải thiều lớn của cả nước hàng năm đều có năng suất cao (dao động trong khoảng 30 – 40 tạ/ha), chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản lượng vải thiều hằng năm ước đạt trên 200.000 tấn.

Vải thiều là một loại quả khá được ưa chuộng đối với cả thị trường trong nước và quốc tế, tuy nhiên hiện nay phần lớn vải thiều đều được tiêu thụ trong nội địa. Vải thiều được bày bán và tiêu thụ phổ biến tại các thành phố và đô thị lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,… với hình thức tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm vải thiêu tươi và vải thiều sấy khô. Về phía thị trường quốc tế, các sản phẩm vải thiều chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực như: Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản,… trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm này. Trong thời gian tới, các sản phẩm vải thiều có xu hướng thâm nhập vào các thị trường ở Châu Âu, Mỹ, Úc… với cơ cấu các loại sản phẩm đa dạng hơn như: vải thiều tươi, vải thiều sấy, vải thiều đóng hộp, nước ép,….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 26)