2.3.2.1 Các thành viên tham gia vào kênh
Hộ sản xuất
Cây vải được trồng phổ biến trong tất cả các kiểu hộ của huyện Lục Ngạn (gần như 100% số hộ nông nghiệp đều tham gia trồng vải) và là cây mang lại nguồn thu nhập chính cho phần lớn các hộ nông dân ở đây, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân trong vùng. Những người trực tiếp tham gia sản xuất có độ tuổi phổ biến trong khoảng 30 – 60 tuổi, có kinh
[1]
nghiệm trồng vải từ 4 – 10 năm và chủ yếu có trình độ học vấn bậc tiểu học và trung học cơ sở.
Với diện tích bình quân trên 1 ha/hộ ở Lục Ngạn, trong đó 35% số hộ có diện tích vải từ 3 đến 5 ha và năng suất vải bình quân 30 – 35 tấn/ha thì tổng thu bình quân của các hộ mỗi năm có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ cây vải của các hộ cũng rất bấp bênh do sự biến động giá sảy ra hàng năm. Hiệu quả kinh tế mà cây vải mang lại cũng lớn hơn rất nhiều so với rất nhiều cấy trồng khác, đặc biệt lợi nhuân từ cây vải gấp gần rất nhiều lần so với trồng lúa nếu tính trên cùng 1 diện tích. Hình thức tiêu thụ của các hộ gia đình hiện nay gồm: vận chuyển đến bán cho các thương lái tại địa điểm tập kết sản phẩm, thương lái đến tận vườn mua và đặt hàng, tự mang sản phẩm của mình đi bán lẻ thông qua các phương tiện chủ yếu là xe máy và ô tô.
Bảng 2.7: Cơ cấu thu nhập của hộ trồng vải ở Lục Ngạn (2013)
Chỉ tiêu Cơ cấu thu nhập (%)
I. Thu nhập nông nghiệp 85,0
1. Trồng trọt 75,0
Trong đó: Vải 60,0
2. Chăn nuôi 25,0
II. Thu nhập phi nông nghiệp 15,0
(Nguồn: Xử lý số liệu phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn)
Thương lái
Trong quá trình tiêu thụ vải thiều thì thương lais là trung gian hay cầu nối giữa những hộ sản xuất và các trung gian khác. Vì vây, bộ phận thương lái có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân phối và tiêu thụ vải thiều. thương lái bao gồm thương lái địa phương và thương lái ngoài tỉnh. Họ trực tiếp đến tận vườn thu mua tại các nhà vườn khi có số lượng đủ lớn để đem đi tiêu thụ hoặc tổ chức thu mua vải thiều ở một số địa điểm đầu mối. Sau khi thu gom họ đem bán
cho các công ty trong tỉnh hoặc trở đi tiêu thụ ở các tỉnh khác hoặc xuất bán sang Trung Quốc.
Các cơ sở và công ty thu mua và chế biến sản phẩm
Các cơ sở và công ty thu mua vải thiều đa phân từ các thương lái và một phần nhỏ từ các hộ sản xuất để tiến hành chế biến hoặc phân phối trực tiếp vải thiều tươi ra thị trường trong và ngoài nước. Lượng vải thiều được thu mua nhằm phục vụ cho khâu chế biến sản phẩm chủ yếu dùng để sấy khô, một phần nhỏ dùng để chế biến đóng hộp và sản xuất rượu.
Ngoài ra, các công ty và cơ sở sản xuất cũng có thể thu mua vải thiều về bảo quản lạnh để bán vào cuối vụ hoặc xuất khẩu sang các quốc gia nằm ngoài khu vực.
Người bán lẻ và các siêu thị
Đây là bộ phận có chức năng chính trong quá trình tiêu thụ nội địa của vải thiều. Những người bán lẻ vải thiều tại các chợ, các quầy hàng hoa quả, bán rong thường đến các chơ đầu mối lớn trong vùng hoặc những cơ sở phân phối vải thiều của các thương lái để chịn mua vải. Lượng vải bán được trong một ngày tùy thuộc vào từng địa điểm, hình thức và đặc điểm kinh doanh của người bán lẻ. Đây là một hình thực tiêu thụ vải thiều phổ biến hiện nay.
Đối với các siêu thị có kinh doanh vải thiều tươi và các sản phẩm chế biến từ vải thì các công ty hoặc đơn vị thu mua sẽ vận chuyển đến và bàn giao với các siêu thị và phải đảm bảo về chất lượng cũng như xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay số các siêu thị tham gia kinh doanh vải thiều tươi vẫn còn khá ít và với số lượng không nhiều.
Người tiêu dùng
Hiện nay, các sản phẩm vải thiều phục vụ cung cấp cho cả tiêu dùng trong và ngoài nước. Tùy vào từng yêu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường khác nhau mà các thương lái, công ty và cơ sở cung cấp các loại vải thiều có chất lượng khác nhau. Đối với thị trường nước ngoài, người tiêu dùng yêu cầu cao về tất cả các mặt của sản phẩm: chất lượng, mẫu mã, xuất xứ, các quy trình sản xuất và đòng gói sản phẩm. Do đó, họ có thể chấp nhận chi trả ở mức giá cao hơn để tiêu dùng được những sản phẩm có chất lượng và an toàn. Vì vây, nguồn
vải thiều phục vụ xuất khẩu chủ yếu là vải thiều loại 1 và vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đối với thị trường trong nước, thì người tiêu dùng thành thị thường đòi hỏi nhiều hơn về mặt chất lượng còn người tiêu dùng ở những vùng nông thôn thì thường lựa chọn tiêu dùng dựa vào giá của sản phẩm. Nhờ đó mà các sản phẩm của vải thiều đều có thể tìm được những nguồn tiêu thụ nội địa thích hợp.
Chính quyền các cấp và các tổ chức
Chính quyền tỉnh, huyện và các địa phương có vai trò định hướng cho sự phát triển của sản phẩm, lập các kế hạch về sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất cho người dân; giúp các hộ sản xuất giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Một số tổ chức trên địa bàn huyện (Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều chất lượng cao huyện Lục Ngạn, HTX sản xuất và tiêu thụ vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP) có chức năng kết nối các hộ gia đình trong quá trình sản xuất, xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản xuất nhằm giúp các hộ gia đình được tập huấn đào tạo các kỹ thuật sản xuất mới, tham gia vào các hội nghị, diễn đàn, hội chợ sản phẩm được tổ chức ở trong và ngoài nước…
2.3.2.2 Một số kênh tiêu thụ chính a. Kênh tiêu thụ vải thiều tươi
Hộ sản xuất Thương lái Cơ sở thu mua Bán lẻ Người tiêu dùng nội địa.
Hộ sản xuất Thương lái Cơ sở thu mua Người tiêu dùng nước ngoài.
Hộ sản xuất Thương lái Bán lẻ Người tiêu dùng nội địa. Hộ sản xuất Người tiêu dùng nội địa.
b. Kênh tiêu thụ các sản phẩm vải thiều chế biến
Hộ sản xuất Thương lái Cơ sở thu mua Cơ sở chế biến Bán lẻ Người tiêu dùng nội địa.
Hộ sản xuất Thương lái Cơ sở thu mua Cơ sở chế biến Người tiêu dùng nước ngoài.
Hộ sản xuất Cơ sở chế biến Bán lẻ Người tiêu dùng nội địa. Hộ sản xuất Cơ sở chế biến Người tiêu dùng nước ngoài.