Thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 54)

- Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm với vải ở Hải Dương và một số tỉnh khác. So với Hải Dương, Lục Ngạn phát triển vải thiều muộn hơn khá nhiều. Do đó, việc xây dựng thương hiệu, cũng như xâm nhập thị trường, tìm kiếm thị phần đối với vải thiều Lục Ngạn khá khó khăn, chưa kể đến kinh nghiệm sản xuất hay vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm còn yếu.

- Tình hình dịch hại, sâu bệnh đối với cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp. Chi phí đầu vào tăng cao: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của vải thiều, những thay đổi bất thường của thời tiết khiến quá trình chăm sóc vải gặp nhiều khó khăn.

- Vấn đề thị trường, thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Vải thiều đã xuất khẩu sang một số nước nhưng chi phí rất cao, muốn xâm nhập vào thị trường như châu Âu, Mỹ thường phải “quá cảnh” một số nước khác có tiêu chuẩn xuất hàng trái cây vào các thị trường này, ngoài việc phải “đội”

nhãn mác của họ thì chi phí cũng bị nâng lên cao. Phía Trung Quốc siết nhập khẩu vải thiều Việt Nam, quy định kiểm soát chặt kiểm dịch, kiểm nghiệm vải thiều Việt Nam nhập khẩu vào nước này. Theo đó, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc sẽ phải chịu thêm các chi phí về bao gói, đăng ký và thực hiện các yêu cầu về kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật.

- Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thương lái. Thương nhân chưa tìm kiếm được đối tác ký hợp đồng tiêu thụ lớn, ổn định mà chủ yếu vẫn tự phát, bị động và kinh doanh theo lợi nhuận tức thời. Vải thiều xuất khẩu qua đường chính ngạch đã tăng so với mọi năm. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn vải thiều xuất qua đường tiểu ngạch, bị động, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 54)