Qua quá trình tìm hiểu về hiện trạng tiêu thụ của vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn, chúng tôi đã thực hiện mô hình hồi quy tương quan phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu đối với lợi nhuận khi trồng vải thiều của các hộ sản xuất huyện Lục Ngạn.
Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (nghìn đồng/kg) khi trồng vải
Các yếu tố Các hệ số P-value
Hằng số -113,143 0,007
Chi phí sản xuất (X1) -1,357 0,001
Giá bán (X2) 1,892 0,001
Doanh thu (X3) 2,451 0,000
Biến phụ thuộc (Y) (lợi nhuận: nghìn đồng)
Significance F 0,001
R2 0,826
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả năm 2013)
Qua kết quả xử lý hồi quy tương quan của các yếu tố: chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu đến lợi nhuận khi trồng vải thiều chúng ta có thể thấy:
Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố đối với lợi nhuận (nghìn đồng) có dạng: Y= -113,143 – 1,357X1 + 1,892X2 + 2,451X3
Dựa vào kết quả phân tích số liệu ở bảng ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình là 0,001 nhỏ hơn mức ý nhĩa α = 10%. Do đó, mô hình hồi quy có ý nghĩa, phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được. Sự thay đổi của các biến độc lập giải thích được 82,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nhận thấy giá trị p-value của các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn α = 0,1. Do đó, các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y, mẫu quan sát có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Yếu tố chi phí sản xuất (X1): có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Khi
chi phí sản xuất tăng lên 1 nghìn đồng, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận vải thiều Lục Ngạn sẽ giảm trung bình 1,357 nghìn đồng. Điều này cho thấy để gia tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao các hộ sản xuất cần phải giảm tới mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Yếu tố giá bán (X2): hệ số X2 cho thấy yếu tố giá bán có mối tương quan
thuận với lợi nhuận. Khi giá bán tăng 1 nghìn đồng, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trồng vải thiều tăng lên trung bình 1,892 nghìn đồng. Giá bán là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của các chủ sản xuất.
Khi doanh thu (X3) tăng lên 1 nghìn đồng, các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho lợi nhuận vải Lục Ngạn tăng trung bình 2,451 nghìn đồng. Việc tạo ra doanh thu lớn góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho các hộ sản xuất vải thiều.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VẢI THIỀU LỤC NGẠN