Kế hoạch thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 55)

Để thực hiện chiến lược “Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật và cung cấp thông tin cho các chủ vườn” kế hoạch hành động được đề xuất như sau:

Chiến lƣợc Hoạt động

Chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, tăng năng suất và giảm giá thành

- Tổ chức cho các chủ vườn tham quan các mô hình đạt hiệu quả cao (sử dụng và sản xuất giống sạch bệnh, sản xuất theo Gap, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, nấm đối kháng, túi bao trái).

- Tập huấn, chuyển giao cho chủ vườn các kỹ thuật như: cách chọn cây sạch bệnh, đúng giống, cách chiết, ghép để nhân giống, kỹ thuật thiết kế vườn, cách sử dụng phân hữu cơ, vi sinh; áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học: nấm đối kháng, chất dẫn dụ (phernomone), các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất.

- Xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết ngành. - Hội thảo các mô hình để chủ vườn có thể chia sẻ và được cung cấp thêm thông tin về các kỹ thuật mới.

- Nhân rộng các mô hình qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá các mô hình đạt hiệu quả.

Cung cấp thông tin thị trường để chủ vườn có thông tin đàm phán với người mua

Tăng cường cập nhật, cung cấp thông tin thị trường về sản phẩm vải thiều trên các phương tiện thông tin đại chúng để các chủ vườn có được những thông tin cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

 Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa những người trồng vải, từ đó gia tăng kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất vải thiều.

 Trong quá trình chăm sóc, cần sử dụng các nguồn lực về lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…một cách tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào.

 Tham gia các lớp học về trồng, chăm sóc vải, tiếp cận các thông tin về dịch bệnh thường gặp ở các giống cây vải, trang bị kiến thức tốt về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

 Phối hợp với các nhà khoa học đưa ra các nghiên cứu về quy trình sản xuất hiệu quả, đồng nhất.

 Về lâu dài, để cây vải thiều phát triển bền vững, cần quy hoạch vùng trồng vải tập trung. Mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, cần chuyển dịch cơ cấu phù hợp cho nhiều loại vải thiều nhằm kéo dài mùa vụ, khắc phục tính mùa vụ cao. Có kế hoạch chuyển đổi các khu vực vải thiều kém chất lượng sang cây trồng khác

 Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Khoa học công nghệ, Sở nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân các huyện và người trồng vải nhằm chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản vải thiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 55)