+ Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
b. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện. - Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.
- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví
dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…
c. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:
- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…
- Mục đích học tập này giúp người học:
+ Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
+ Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
+ Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.
3. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?
Đề 4: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”. DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
Giới thiệu nhận định và dẫn đề.
Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói: Cần cù, chăm chỉ là đức tính quyết định của sự thành công.
2. Bình luận, chứng minh: Ý kiến trên đúng vì:
− Bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng trải qua con đường gian nan, vất vả, phải phấn đấu và vượt qua nhiều trở ngại. (dẫn chứng)
− Nếu có tư chất thông minh mà không cần cù, chăm chỉ thì cũng khó đạt đến thành công (dẫn chứng).
3. Bàn bạc mở rộng:
− Lười biếng, không chịu lao động không giúp ích gì cho bản thân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội “nhàn cư vi bất thiện” (dẫn chứng).
− Chỉ có sự cần cù, chăm chỉ, ý chí, lòng quyết tâm, con người mới có thể đạt được thành công trong học tập và cuộc sống (dẫn chứng gương học tập, thành đạt).
4. Liên hệ bản thân: Xác định thái độ, trách nhiệm của bản thân để đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Kết bài:
Đề 5: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng. DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: lòng tự trọng, một đức tính cần phải có ở mỗi con người.
Thân bài: 1. Giải thích:
− Con người có lí trí để phân biệt thiện, ác, quan niệm về lí tưởng, có ý chí và nghị lực, phát triển khả năng…từ đó mà nhận thức được giá trị của mình và sinh lòng tự tôn, tự trọng…
− Tự trọng có thể hiểu là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị… 2. Bình luận: Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch:
− Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội. Người có lòng tự trọng cẩn thận từng li, cố gắng không để nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình. Họ luôn hướng theo “con người lý tưởng” phác hoạ trong tâm hồn để phấn đấu…(dẫn chứng).
− Cũng vì có lòng tự trọng mà người ta chế ngự được bản thân, tự luyện để ứng phó với những biến cố trong cuộc sống, thà chịu chết chứ còn hơn để mất phẩm giá của mình…(dẫn chứng).
− Trong quan hệ xã hội, người có lòng tự trọng cẩn thận trong hành vi, lời nói, không a dua, xiểm nịnh, không cậy quyền hiếp đáp kẻ yếu; biết giữ lòng trung thực, hoà nhã, kính cẩn mọi người…
− Phân biệt tự trọng với tự phụ, tự kiêu, tự đắc, đánh giá quá cao tài năng của mình mà coi khinh người khác…Đây là tính xấu. Trong khi người có lòng tự trọng thường có đức tính nhân hậu, khiêm nhường…
3. Bàn bạc mở rộng: Một dân tộc cũng rất cần có lòng tự trọng. Nhờ đó mà người dân không chịu cúi đầu chấp nhận thân phận nô lệ, nỗi nhục mất nước; hoặc để cho đất nước trong tăm tối, nghèo đói…Họ phấn đấu hết lòng để đưa đất nước, dân tộc đi lên…Họ sẵn sàng chiến đấu chống lại và sẵn sàng hi sinh trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào…
4. Liên hệ bản thân: Rèn luyện đức tính tự trọng trong học tập và cuộc sống.
Kết bài:
Khẳng định sự cần thiết của lòng tự trọng: Biết tự trọng là điều cần thiết trong cuộc sống của bản thân và của cả thảy mọi người. Nếu không ta sẽ tự ti, tự mặc cảm, mà hèn nhát yếu nhược, không dám phấn đấu để ngày càng sống tốt hơn…
Đề 6: Anh / chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về ý kiến: “Tình thương là hạnh phúc con người”.
DÀN BÀI (Gợi ý) Mở bài:
− Giới thiệu tổng quát: Trong cuộc sống, ai cũng từng nói, từng nghe hai chữ “tình thương”. Song có một thực tế khó phủ nhận không phải ai cũng thấu hiểu sâu sắc hai chữ rất đỗi giản dị mà vô cùng thiêng liêng ấy.
− Nêu vấn đề nghị luận: Quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người” có thể xem là một cách hiểu đáng tin cậy.
Thân bài: 1. Giải thích:
a) “Tình thương”: là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là “tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết”.
b) “Hạnh phúc”: là khái niệm chỉ “trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”.
c) “Tình thương là hạnh phúc của con người” là cách nói định nghĩa về tình thương: tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết của con người sẽ đem đến cho con người niềm sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Thực chất, đây là cách diễn đạt cô đọng về ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với đời sống con người.
2. Phân tích: Những biểu hiện của tình thương trong cuộc sống:
a) Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:
− Tình yêu thương, sự chăm sóc, hi sinh…tự nhiên, tự nguyện của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
− Sự nhường nhịn, giúp đỡ…giữa anh chị em.
− Sự đùm bọc, cưu mang…giữa những người họ hàng.
− Sự kính trọng, biết ơn, thái độ quan tâm, phụng dưỡng…của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
b) Tình thương yêu dành cho đồng bào, đồng loại:
− Thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh: những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những người bị hắt hủi, những người bị tật nguyền (do bẩm sinh, tai nạn, nạn nhân chiến tranh…), người sống trong nghèo khó, người mang những căn bệnh hiểm nghèo…
− Thái độ quan tâm, hành động sẵn sàng chia sẻ về vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình: ủng hộ tiền, đồ dùng sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp, ngành phát động như hiến máu nhân đạo, phong trào tình nguyện, nhịp cầu trái tim, nối vòng tay lớn, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi trong làng SOS…
c) Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đoạ, bóc lột, ngược đãi con người.
3. Bàn luận về ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:
a) Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:
− Tình thương yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh cô đơn, đau khổ, bất hạnh ấy.
− Tình thương tạo ra sức mạnh cảm hoá kỳ diệu đối với những người “lầm đường, lạc lối”, thậm chí cả kẻ thù.
− Được sống trong tình thương là niềm hạnh phúc lớn, là tiền đề để con người trở nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương, quan tâm đến người khác quanh mình. Trái lại, những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn cùng…
− Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đang đói, được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hi vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau khi thất bại…nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương.
b) Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao tình thương cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là “nhận” mà còn là “cho”.
4. Liên hệ bản thân Kết bài: Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của ý kiến trên.
Anh ( chị ) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
DÀN BÀI GỢI Ý: Mở bài: Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Tự ái là liều thuốc độc giết chết tình bạn.
Thân bài: 1. Giải thích
- “ Tự ái ” được hiểu như thế nào ?
+ Đặt “ cái tôi ” của bản thân mình lên trên hết.
+ Thường hay giận hờn người khác, bạn bè khi họ góp ý chân thành về bản thân mình . - Thế nào là “ liều thuốc độc ”? Đó là hậu quả do “ tự ái ” gây ra :
+ Không nhìn mặt bạn, không giao tiếp với bạn ( Ví dụ minh họa ) + Làm ảnh hưởng xấu, làm tan vỡ tình bạn
- “ Tình bạn ” là gì ?
+ Là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng giữa mình và bạn cùng lớp, cùng trang lứa + Là tình cảm thân thiết giữa mình và bạn ( bạn thân )
+ Đặc điểm của tình bạn : chân thành, cao đẹp …
2.Bình luận: Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch: - Mặt đúng của câu nói :
+ Trong tình bạn, lòng tự ái không được phép tồn tại
+ “ Tự ái ” càng cao thì tình bạn càng dễ bị tổn thương, dễ bị đánh mất ( Ví dụ minh họa ) + Tình bạn chỉ tồn tại khi biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau một cách chân thành
- Phê phán những biểu hiện “ tự ái ” trong tình bạn : -
+ Xem thường bạn bè, xem bạn là người xấu khi bạn đóng góp ý kiến xây dựng cho mình + Bao giờ bạn cũng sai, chỉ có bản thân mình đúng
+ Giận hờn, không chơi và cắt đứt mọi quan hệ với bạn,…
3. Bàn bạc mở rộng:
- Xây dựng phương hướng, biện pháp khắc phục để giữ gìn tình bạn : + Thân ái, cởi mở với bạn bè.
+ Sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn, của những người xung quanh .