Nguyễn Minh Châ u

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 59)

Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu?

Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở Nghệ An, là nhà văn trưởng thành trong quân đội. Ông viết nhiều đề tài. Ông được xem al2 một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Ngòi bút Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo để đổi mới cách viết. Năm ...ông được tặng giả i thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính (1972), Miền cháy(1977), Người đàn bà trên chiếc tàu tốc hành(1983).. Chiếc thuyền ngoài xa(1987).

Câu 2:Trình xuất xứ và hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài ra của Nguyễn Minh Châu?

- Sáng tác năm 8/1983

- Năm 1985, được in trong tập “Bến quê”.

- Năm 1987, được in trong tuyển tập cùng tên.

- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, mang phong cách tự sự - triết lí, kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 3: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

Theo lời của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh từ trong thuyền bước ra một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh phải can thiệp…Theo lời mời của chánh án Đẩu (đồng đội cũ của anh), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, Phùng đã chọn được một tấm ảnh về “thuyền và biển” cho tờ lịch năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh bao giờ cũng thấy hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ bước ra từ bức tranh.

Câu 4:Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

- Hình ảnh “người đàn bà ấy bước ra khỏi bức ảnh”. Đó là hình ảnh người đàn bà hàng chài vùng biển, dáng người cao lớn, thô kệch, áo rách tả tơi, khuôn mặt rỗ nhợt nhạt với những bước đi chậm rãi, chắc chắn rồi lẫn vào đám đông.

- Hình ảnh đó nói lên: đằng sau cái đẹp toàn bích của “chiếc thuyền ngoài xa” là cuộc sống thực của con người nghèo khổ, lam lũ, chịu đựng. Qua cách nhìn sâu sắc về cuộc sống, tác giả muốn đề xuất với những nhà quản lý xã hội: bên niềm vui vỡ oà của đại thắng mùa Xuân

năm 1975, thì vẫn còn đâu đó những ngổn ngang từ chiến tranh xâm lược của Mỹ, đã khiến đời sống nhân dân còn bao nỗi gian lao vất vả; với người nghệ sĩ: cần phải có thái độ đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 5: Phân tích phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Sau nhiều ngày kiên nhẫn chờ đợi, người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” mà cả đời có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần “Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đó là “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh đã trải qua “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”. Đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Anh tự hỏi: “Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức?”. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ.

Câu 6: Phân tích phát hiện thứ hai đầy nghịch lý của nhân vật Phùng.

Mở bài:

− Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm.

− Quan niệm nghệ thuật của tác giả → nhân vật Phùng – một nhà nhiếp ảnh. Thân bài:

1. Giới thiệu đôi nét về nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

− Là một người lính, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng.

− Là một người nghệ sĩ dễ xúc động trước cái đẹp.

− Khi đón nhận hiện thực thì không khỏi tức giận trước sự bạo hành của cái ác, cái xấu.

2. Một người nghệ sĩ đối diện với hiện thực cuộc sống:

− Ban đầu Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ với sự rung động say mê trước cái đẹp “có lẽ suốt 1 đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy 1 cảnh “đắt” trời cho như vậy”.

− Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình, thái độ và hành động của những người trong cuộc, Phùng đã có cái nhìn đời, nhìn người khác hẳn, đúng đắn và sâu sắc hơn “lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa…chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…”

• Sự việc xảy ra bất ngờ đến mức Phùng kinh ngạc “cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.

• Và chẳng biết từ lúc nào Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.

→ bất bình và muốn tới ngăn cản sự bạo hành của cái ác đang diễn ra ngay trước mắt nhưng hành động ấy vẫn không nhanh bằng việc của thằng Phác muốn bảo vệ mẹ.

− Lần thứ hai chứng kiến cảnh ấy “Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái tước đoạt con dao găm mà đứa em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương” và “không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác – lão đàn ông đánh trả - Phùng bị thương”.

→ Phùng thất vọng nhận ra những ngang trái, xấu xa, bi kịch của một gia đình hàng chài. Kết bài: Nêu ý nghĩa của phát hiện.

− Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm → hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác văn học.

− Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một hình tượng nghệ thuật gợi nhiều suy nghĩ và xúc động.

Thân bài:

1. Là một người đàn bà xấu xí, lam lũ, nghèo khổ:

− Ngoại hình: trạc ngoài 40, thân hình “cao lớn”, “thô kệch”, “mặt đầy” những nốt rổ chằng chịt → Nguyễn Minh Châu đã kí hoạ nên chân dung một người đàn bà xấu xí, chịu nhiều thiệt thòi về nhan sắc.

− Trang phục, dáng vẻ: “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phết và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng” → một sự hiện hữu của cái nghèo, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn.

2. Một người đàn bà cam chịu nhẫn nhục:

− Ánh mắt khi sắp bị chồng đánh: “đưa cặp mắt nhìn xuống chân” → cái nhìn xuống đất đấy là một cái nhìn đầy chịu đựng và chấp nhận.

− Thái độ khi bị chồng đánh: “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy” → không hề phản ứng, chị hoàn toàn câm lặng trước trận đòn tàn nhẫn của chồng. Phải chăng bị đòn quen rồi chị trở nên trơ lì, không còn biết ý thức về quyền sống của mình? Chị âm thầm, lặng lẽ chịu đựng, thái độ ấy biểu hiện của một sức chịu đựng phi thường, của sự cam chịu, nhẫn nhục kì lạ.

− Lời nói van xin quý Toà: “bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, đứng bắt con bỏ nó” → một lời van xin đầy bất thường, chịu không cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người giải thoát cho mình mà van xin sẵn sàng đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ ông chồng vũ phu ấy.

3. Một người mẹ thương con và giàu đức hi sinh:

− Hành động gửi con lên ông ngoại: sẵn sàng chấp nhận xa con vì muốn gìn giữ và bảo vệ con.

− Khi chứng kiến cảnh con muốn bảo vệ mẹ mà đánh bố để rồi nhận về hai cái tát và tiếng gọi con “Phác, con ơi” trong nước mắt → đó là tột cùng của sự đau đớn và xót xa khi biết vô tình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại.

− Lời giãi bày ở Toà án huyện:

“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được” → lí do để chị không bỏ người chồng vũ phu kia, sẵn sàng chấp nhận những trận đòn đau đớn chính là vì con → tình thương con vô bờ.

“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” → niềm vui đơn giản, mộc mạc, bình dị, chỉ cần một niềm vui ấy, chị sẵn sàng đánh đổi và hi sinh tất cả.

4. Một người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời:

− Nếu như Phùng, Đẩu, thằng Phác nhìn người chồng như một thủ phạm đầy độc ác và tàn nhẫn cần phải lên án thì trong mắt chị, người đàn ông ấy chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt cần được cảm thông và chia sẻ → thấu hiểu và độ lượng với người chồng.

− Không bỏ chồng vì người đàn ông ấy vẫn là chỗ dựa lúc phong ba, dẫu sao “cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” → Chị đã không cam chịu một cách vô lí, không nông nổi một cách ngờ nghệch. Với chị đó là cách lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã có những suy tính kĩ lưỡng → Cuộc sống đầy nhọc nhằn, lam lũ, những trải nghiệm cơ cực đã dạy cho chị biết cần phải trân trọng, nâng niu và gìn giữ những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống vốn rất bộn bề và đa dạng này.

− Bằng tài năng và sự quan tâm thương yêu sâu sắc đến con người, Nguyễn Minh Châu đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng người đàn bà hàng chài.

− Nhân vật đã luôn để lại cho người đọc những trăn trở và day dứt về số phận bất hạnh, những xúc động và ngưỡng mộ về những vẻ đẹp mà người đàn bà ấy mang (mang nét truyền thống của người phụ nữ VN).

Câu 8: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

− Số phận, tính cách: từng là người lính vào sinh ra tử, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng; là người nghệ sĩ yêu cái Đẹp, dễ xúc động trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh nhưng cũng không khỏi tức giận trước sự bạo hành của cái ác, cái xấu và ra tay hành động như một phản xạ tự nhiên “vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới”. Chi tiết hiện thực có ý nghĩa ẩn dụ: chiếc máy ảnh là công cụ, phương tiện sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng đã vứt nó (vứt: ném đi một cách dứt khoát, không chần chờ) để nhào tới ngăn cản sự bạo hành của cái ác đang diễn ra ngay trước mắt. Đó là hành động biểu hiện sự lựa chọn, khi cần thiết phải lựa chọn, giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Ý nghĩa của hành động (và cũng là của tựa đề): Chiếc thuyền thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời.

Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.

Câu 9: Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Tư tưởng: Câu chuyện mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cách nhìn hiện thực đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Nghệ thuật: Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện độc đáo, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.

Câu 10: Ý nghĩa tựa đề Chiếc thuyền ngoài xa.

Xem phần in chữ đậm câu 6.

Câu 11: Phân tích cách tổ chức cốt truyện độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Cách tổ chức cốt truyện độc đáo của Nguyễn Minh Châu thể hiện qua nghệ thuật tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống: Việc Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là sự kiện tạo bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật.

− Ban đầu, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, rung động say mê trước cái đẹp.

− Khi chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, thái độ và hành động của những người trong cuộc, Phùng đã có cái nhìn đời, nhìn người khác hẳn, đúng đắn và sâu sắc hơn.

Tình huống truyện đã được tác giả đẩy lên cao trào với tình tiết bất ngờ là người đàn bà nhất quyết không chịu bỏ chồng (Con lạy quý toà…, Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó) để phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc đời.

Lưu ý: Để làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, các em phải nắm cốt truyện và thuộc một số dẫn chứng nguyên văn. Trong một số câu hỏi ôn tập của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa có nên một số dẫn chứng trong văn bản của sách giáo khoa T.2, trang 70 – 78, được in chữ nghiêng nhằm cung cấp cho các em tư liệu để làm văn. Các em cần đọc lại tác phẩm trong sách giáo khoa, đánh dấu những dẫn chứng trên để dễ học thuộc. Các em cũng có thể chọn thêm những dẫn chứng mà mình tâm đắc.

THUỐC

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w