Câu 1: Trình bày ngắn gọn về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và hoàn cảnh sáng tác của bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
− Sinh năm 1937 tại Huế, quê ở Quảng Trị, ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
− Chuyên về bút kí, văn ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú và được diễn đạt bằng lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.
− Tác phẩm tiêu biểu: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Người hái phù dung.
− Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Đoạn trích thuộc phần thứ nhất của bài bút kí gồm có ba phần.
Câu 2: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế, tháng 1-1981, rút từ tập kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, được viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975 nên vẫn còn bừng bừng khí thế chống giặc ngoại xâm và cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng.
Câu 3: Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài hoa.
Câu 4: Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp của dòng sông này với hình ảnh hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?
Hình ảnh hai người phụ nữ:
- Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. - Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
Ý nghĩa của những hình ảnh ấy: - Về nội dung:
+ Hình ảnh cô gái Di-gan thể hiện vẻ đẹp vừa huyền bí, dữ dội vừa tự do, trong sáng của sông Hương giữa lòng Trường Sơn - một vẻ đẹp còn đầy tính bản năng.
+ Hình ảnh người mẹ phù sa tô đậm vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của sông Hương khi ra khỏi rừng - một vẻ đẹp của sự trưởng thành mang cốt cách văn hoá.
- Về nghệ thuật:
Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn cốt và làm nổi bật được những nét đối cực trong tính cách của sông Hương; gia tăng chất trữ tình, chất thơ cho lời văn tùy bút .
Câu 5: Qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? tác giả đã có những phát hiện gì về những vẻ đẹp của dòng sông Hương nói riêng, của Huế nói chung?
Những vẻ đẹp của dòng sông Hương được tác giả phát hiện dưới bốn góc độ:
− Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại”,
trở thành “người mẹ phù sa”; vẻ đẹp biến ảo “sáng xanh, trưa vàng, chiều tím”; vẻ đẹp trầm mặc triết lí; vẻ đẹp “vui tươi”; vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói”.
− Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hoá: tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế, với Nguyễn Du và Truyện Kiều, với một dòng thi ca về sông Hương (thơ của Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu).
− Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử: dòng sông bảo vệ Tổ quốc qua nhiều giai đoạn lịch sử từ thời xa xưa cho đến ngày nay, “dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.
− Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả: sông Hương như một cô gái Huế, có lúc là cô gái Digan, nói chung là cô gái tài hoa, “dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ mà chung tình”.
Luyện tập:
Đề 1: Phân tích sự miêu tả độc đáo của sông Hương ở vùng thượng nguồn qua cảm nhận nơi tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Đề 2: So sánh cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân với cách tiếp cận sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
NGHỊ LUẬN XÃ HỘIA- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý A- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Đề 1: Anh(chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
(Một khúc ca)
1. Mở bài:
- Con người sinh ra ai cũng có ước mơ, khát vọng, có niềm tin và lí tưởng để sống.
- Đối với tuổi trẻ, đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích, tiền đề tươi sáng? Câu thơ Tố Hữu đã đặt ra vấn đề đó.
2. Thân bài:
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ Tố Hữu:
- Câu thơ Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa. - Sống đẹp là sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng; sống khẳng định giá trị, năng lực của bản thân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ, khát vọng chính đáng, cao đẹp.
b. Biểu hiện của lối sống đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
- Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh. + Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi dưỡng kiến thức:
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình. + Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói xuông mà phải có những hành động cụ thể để chứng tỏ có lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp:
- Thói ích kỉ, vụ lợi: không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội như nạn tham ô, phạm pháp…
- Lối sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng: dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
- Thói lười nhát trong lao động, học tập: dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
- Sống vô cảm, thiếu tình thương, lòng trắc ẩn: dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn…
d. Phương hướng rèn luyện để sống đẹp:
- Tích cực học tập, mở mang tri thức. - Xác định mục đích sống rõ ràng. - Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động.
3. Kết bài:
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá con người. + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
- Nêu cảm nghĩ riêng.
Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
1. Mở bài:
- Trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện và học tập, phấn đấu, không phải ai cũng xác định một cách đúng đắn, rõ ràng những tiêu chí để đánh giá đúng giá trị bản thân.
- Giá trị của một con người được thể hiện, khẳng định qua suy nghĩ, nhận thức hay lời nói, hành động?
- Nhà triết học cổ đã có gợi ý: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Theo M. Xi-xê-rông, hành động mới chính là thước đo mọi phẩm chất của con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích nội dung câu nói: