Liên hệ bản thân: nêu những việc làm cụ thể để góp phần vào việc gìn giữ những phong tục tập quán tốt trong ngày Tết.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 75)

- Lưu Quang Vũ I KIẾN THỨC CƠ BẢN:

4.Liên hệ bản thân: nêu những việc làm cụ thể để góp phần vào việc gìn giữ những phong tục tập quán tốt trong ngày Tết.

phong tục tập quán tốt trong ngày Tết.

Kết bài: Khẳng định thói quen chỉ thực sự đẹp khi mỗi người tạo nên một ý thức hành động tích cực trong nét đẹp văn hoá chung của dân tộc.

(có thể lập luận theo nhiều cách hiểu về những thói quen chưa tốt trong ngày Tết miễn là biết cách vận dụng các thao tác và diễn đạt ý về văn nghị luận xã hội).

Đề 3: Viết một bài văn khoảng 400 từ bàn về hiện tượng tiêu cực trong thi cử. DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài: Nêu hiện tượng tiêu cực trong thi cử, một vấn nạn của ngành giáo dục. Thân bài:

1. Giải thích:

Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian dối, thiếu trung thực trong thi cử (quay cóp, thi hộ…)

học kém, thái độ, động cơ học tập chưa đúng, có ý thức vi phạm quy chế thi; công tác tổ chức thi ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ, nghiêm túc…

3. Giải pháp: Tổ chức thi cử nghiêm túc, giáo dục thí sinh có ý thức đúng đắn trong học tập và thi cử…

4. Bình luận: đa số thí sinh có thái độ thi cử nghiêm túc, đáng biểu dương; chỉ có số rất ít vi phạm cần phê phán về thái độ, động cơ học tập, hành vi gian lận, cố tình vi phạm. Hiện tượng tiêu cực trong thi cử có xu hướng giảm vì các kì thi được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

− Liên hệ bản thân.

Kết bài: Nêu nhận thức đối với hiện tượng.

Đề 4: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đời sống sau:

“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

− Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng đẹp.

− Là biểu tượng của nghị lực, và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khốc liệt, khó khăn.

Thân bài:

1. Giải thích:

− Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn” gợi liên tưởng, suy nghĩ về điều kiện sống khắc nghiệt, đầy khó khăn. Nói cách khác là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.

− Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”: cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường, nó tự thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa.

− Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi suy nghĩ về thái độ sống của con người: cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

2. Phân tích, chứng minh:

− Trong thế giới tự nhiên, cây cối, cỏ hoa luôn ẩn chứa sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, sẵn sàng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.

• Nơi sa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình xù xì gai nhọn.

• Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi thấy dưới lớp băng dày vẫn lấm tấm những đám địa y…

− Với con người, những thử thách, khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra. Nên con người phải có cách nhìn, thái độ sống tích cực, không đầu hàng nghịch cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận.

• Nhà văn Nga vĩ đại M.Go-rơ-ki – một cuộc đời sớm chịu những nỗi đắng cay, nghiệt ngã, đã không ngừng học tập, tự học để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.

• “Hiệp sĩ công nghệ” Nguyễn Công Hoàng sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình di chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học, cuối cùng anh đã thành công.

− Khẳng định sự sâu sắc của một bài học về thái độ sống tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phê phán một bộ phận người trong xã hội chỉ vì không vượt qua được hoàn cảnh khó khăn mà tự đánh mất mình.

4. Liên hệ bản thân:

− Bài học rất có ý nghĩa với người trẻ tuổi, nhắc nhở quan niệm sống không đầu hàng số phận, hãy sống như loài hoa kia vượt lên sỏi đá để tồn tại.

− Nhìn tấm gương của những bạn học sinh nghèo vượt khó tự soi lại chính mình. Kết bài:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 75)