Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, bản lĩnh, kiến thức vững vàng để luôn hướng về phía mặt trời.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 71)

- Lưu Quang Vũ I KIẾN THỨC CƠ BẢN:

d)Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, bản lĩnh, kiến thức vững vàng để luôn hướng về phía mặt trời.

vàng để luôn hướng về phía mặt trời.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu danh ngôn trong cuộc sống.

Đề 2: Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

− Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn được cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm.

− Nêu một số câu nói nổi tiếng như: “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi”…

− Đưa ý kiến do UNESCO đề xướng. Thân bài:

1. Giải thích và phân tích các khái niệm:

− Học để biết: hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại.

− Học để làm: vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đây chính là nội dung câu nói: “học đi đôi với hành”.

− Học để chung sống: mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập, rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội. Học để chung sống tốt với mọi người, biết cách ứng xử có văn hoá, giao tiếp tốt và làm cho quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.

− Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, từ đó trở thành con người có ích cho xã hội.

Quá trình học tập là con đường tích luỹ kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức của nhân loại thành tri thức, vốn sống, kỹ năng sống của bản thân. Mục đích của học tập không dừng ở tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống → người vừa có tài vừa có đức, phục vụ tốt cho đất nước. Bác Hồ đã từng dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

2. Chọn và nêu những dẫn chứng phù hợp (từ thực tế đời sống).

3. Phê phán những người học mà không xác định mục đích, động cơ đúng đắn. 4. Phát biểu suy nghĩ của bản thân.

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của câu nói do UNESCO đề xướng.

Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. (Nooc-man Kusin)

Yêu cầu:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 71)