Sôlôkhốp Câu 1: Trình bày hiểu biết về nhà văn Sôlôkhốp, những chi tiết nào trong cuộc đờ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 65)

Câu 1: Trình bày hiểu biết về nhà văn Sô-lô-khốp, những chi tiết nào trong cuộc đời ảnh hưởng đến sáng tác của ông?

- Sô-lô-khốp (1905 – 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965.

− Ông sinh tại tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông nên gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật ở sông Đông, yếu tố giúp ông thành công khi viết “Sông Đông êm đềm”.

− Nội chiến bùng nổ, Sô-lô-khốp tích cực tham gia nhiều công tác ở địa phương.

− Năm 1922, ông lên Mát-xcơ-va vừa đi học vừa đi làm để thực hiện ước mơ viết văn.

− Thời chiến tranh chống phát xít Đức, ông là phóng viên có mặt ở nhiều chiến trường nên thấu hiểu được số phận của con người trong và sau chiến tranh, nhờ đó ông đã thành công với truyện ngắn “Số phận con người”.

Các tác phẩm chính: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người… Tác phẩm của Sô-lô-khốp phản ánh rất chân thực về chiến tranh và cuộc sống con người.

Câu 2: Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích Số phận con người.

An-đrây Xô-cô-lốp vốn là một chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong thế chiến II, chịu nhiều mất mát, đau thương. Năm 1922, cả nhà bị chết đói, riêng anh làm thuê nên sống sót, sau đó lấy vợ và có 3 con. Trong chiến tranh, bản thân anh bị thương, bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức, sau 2 năm anh mới trốn thoát trở về với Hồng Quân Liên Xô. Trong lúc đó, vợ và cả 2 con gái của anh đã bị bom giặc giết hại. Con trai của anh là Đại uý pháo binh Anatoni cùng cha tiến đánh Béclin. Người con đã hi sinh đúng vào ngày chiến thắng. Sau khi xuất ngũ, anh đã nhận bé Va-ni-a, một đứa bé mồ côi cha mẹ do chiến tranh làm con nuôi. Hai tâm hồn cô đơn đã gặp nhau. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha. Trong một lần lái xe, vô tình xe anh va chạm con bò. Con bò vẫn lành lặn nhưng anh bị đuổi không cho lái xe nữa. Xô-cô-lốp cùng bé Va-ni-a đành đi đến một phương trời khác để kiếm sống. Anh cố giấu nỗi đau buồn của mình, không cho bé biết và mong nuôi dạy bé trưởng thành.

Câu 3: Chủ đề truyện ngắn Số phận con người.

Thông qua số phận của con người sau chiến tranh, tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; lên án chiến tranh phát xít, khẳng định bản lĩnh kiên cường và tấm lòng nhân hậu của con người Nga.

Câu 4: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sống của nhân vật Xô-cô-lốp sau chiến tranh trong đoạn trích Số phận con người.

− Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp trở về với nỗi đau mất mát lớn: gia đình thân yêu của anh bị chiến tranh cướp đi tất cả. Anh trở nên trơ trọi, cô độc và luôn phải sống trong nỗi giày vò, đau đớn về tinh thần cũng như những khó khăn về cuộc sống (không nhà cửa, không người thân thích…)

− Vượt lên cảnh ngộ đó, Xô-cô-lốp vẫn làm việc để kiếm sống, vơi đi nỗi đau tinh thần và không trở thành gánh nặng cho xã hội.

Câu 5: Tấm lòng nhân hậu của Xô-cô-lốp thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Số phận con người”?

− Xô-cô-lốp đau khổ vô hạn vì những mất mát lớn lao trong chiến tranh.

− Nhận chú bé Va-ni-a mồ côi làm con, rất mực yêu thương và chăm sóc chú bé như con đẻ của mình.

Giấu chưa cho bé Va-ni-a biết nhiều sự thật vì không muốn chú bé buồn

Câu 6:

Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viết:

Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi

bạt tới những miền xa lạ...

(Ngữ văn 12, Tập hai, tr. 123, NXB Giáo dục - 2008)

Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?

- Hai con người được nói đến là A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a (hoặc Va-niu-ska).

- Tác giả gọi họ là hai con người côi cút vì A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đều mất hết người thân trong chiến tranh.

- Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa:

+ Những số phận bé nhỏ, mong manh, là nạn nhân của bão tố chiến tranh. + Niềm cảm thương của tác giả dành cho các nhân vật.

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (TRÍCH)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w