Lỗ Tấ n Câu 1: Những hiểu biết về tác giả Lỗ Tấn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 64)

Câu 1: Những hiểu biết về tác giả Lỗ Tấn.

- Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. - Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.

- Trước khi học nghề y:

+ Từng học nghề hàng hải với mong muốn đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt. + Sau đó, ông học nghề khai thác mỏ với ước vọng làm giàu cho Tổ quốc. + Nhưng ông đều thất vọng.

- Khi học nghề y:

+ Nhờ học giỏi, ông nhận học bổng của Nhật.

+ Ông chọn học ngành y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín, … như cha mình.

+ Đang học trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga.

+ Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn:

+ Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

+ Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX, được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, là “kĩ sư tâm hồn” của dân tộc.

- Năm 1981, kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại”.

- Tác phẩm chính:

+ Các tập truyện ngắn: Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926), Truyện cũ viết lại (1936),

+ Các tập tản văn, tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng

Câu 2: Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

Vợ chồng lão Hoa Thuyên, chủ một quán trà nghèo, có đứa con trai duy nhất là bé Thuyên bị bệnh ho lao. Nhờ người mách giúp, một đêm thu gần về sáng, lão tìm tới cai ngục, mua bánh bao tẩm máu của tử tù đem về cho con trai ăn, hi vọng con sẽ khỏi bệnh nhưng sau đó bé Thuyên đã chết.

Sáng hôm ấy, tại quán trà, tên đao phủ Cả Khang và mọi người bàn luận về công hiệu của thứ thuốc đặc biệt kia và về Hạ Du, người chiến sĩ cách mạng kiên cường vừa mới hi sinh nhưng không ai hiểu anh, còn cho anh là giặc, là kẻ làm loạn, là điên.

Năm sau, một buổi sáng mùa xuân, trong tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa trang viếng mộ con. Hai bà mẹ có mối đồng cảm với nhau. Họ ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du “rõ ràng có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau”, người mẹ đã hiểu ra được việc làm cao đẹp của con mình.

Câu 3: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

− Khách trong quán trà đã bàn về:

• Chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. Thuốc chữa bệnh lao.

• Người tù họ Hạ bị chết chém.

− Điều nhà văn muốn nói:

• Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao (về khoa học).

• Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách mạng (về cách mạng, chính trị,…)

Câu 4: Truyện Thuốc có nhiều lớp nghĩa. Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn các lớp nghĩa đó.

− Nhà văn vạch trần sự u mê, lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Đề cập tới 1 vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa: phải tìm một thứ thuốc khác chứ không thể dùng thuốc cũ (thứ thuốc mà lão Hoa Thuyên đã trị bệnh cho con).

− Lỗ Tấn muốn khẳng định: để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa khỏi căn bệnh mê muội của quần chúng.

− Ngầm phê phán sự xa rời quần chúng của người chiến sĩ cách mạng.

SỐ PHẬN CON NGƯỜI (TRÍCH)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013) (Trang 64)