Hiện trạng ngành dầu khí Việt Nam:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 34)

Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước. Đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát riển nền kinh tế quốc dân thời gian qua.

Ngoài việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, ngành dầu khí đã phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng khác như: chế biến lọc hóa dầu, kinh doanh sản phẩm dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí và cung cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu khí, xây dựng các nhà máy điện với doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác của đất nước.

Theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025, tổng trữ lượng dầu khí của Việt nam được đánh giá đạt khoảng (3,8÷4,2).109 tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng (1,4÷1,5).109 dầu khí ngưng tụ và (2,4:2,7).1012 m3 khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập trung chủ yếu ở vùng sâu, xa bờ như: bể Phú Khánh, vùng Tư Chính - Vũng Mây.

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn khí

Cho đến nay, tổng lượng khí có thể khai thác ở thềm lục địa Việt Nam đưa vào sử dụng là 150.109 m3 khí. Dự kiến có thể phát hiện thêm khoảng (100÷160).109 m3 khí nữa, nâng trữ lượng khí khu vực thềm lục địa lên (200÷250).109 m3 khí.

Hiện nay, mới chỉ có 2 vùng trữ lượng khí có thể khai thác từ 2000-2015 đó là bể Cửu Long với (30÷40).109 m3 khí và bể Nam Côn Sơn: (95÷100).109 m3 khí, hàng năm có thể cấp khoảng (15÷16).109 m3 khí cho phát điện. Lượng khí phục vụ cho các ngành khác chiếm dưới 20% tổng nhu cầu sản phẩm khí.

Dự kiến trong thời gian tới năm 2020, trữ lượng và khả năng khai thác khí tự nhiên của Việt Nam có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước, nếu phải nhập khẩu thì lượng nhập khẩu không lớn và có thể nhập từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á khi có đường ống khí đốt liên kết trong khối ASEAN.

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu

Theo “chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” và một số tài liệu đã xác định các mỏ phát hiện dầu khí được tìm thấy ở Việt Nam được tập trung ở 3 bể trầm tích lớn là: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh. Trong đó, dầu thô được tìm thấy chủ yếu ở bể Cửu Long.

Theo kết quả đánh giá cuối năm 2010, tổng tiềm năng thu hồi dầu dự kiến khoảng 440 triệu tấn. Về khả năng khai thác dầu, năm 2004 sản lượng khai thác trong nước được 20,35.106 tấn và năm 2009 duy trì ở mức trên 16,0.106 tấn. Nếu không tìm ra được các nguồn dầu mới và không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ có khoảng 3.106 tấn/năm vào năm 2025.

Thời gian qua, dầu thô khai thác của Việt Nam chỉ phục vụ cho xuất khẩu do Việt Nam chưa có các nhà máy lọc dầu. Từ cuối năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận hành với công suất 6,5.106

tấn/năm, có thể đáp ứng 30% các sản phẩm xăng dầu trong nước. Hiện nay Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư 2 dự án nhà máy lọc dầu mới là Nghi Sơn (công suất

10 triệu thùng/năm) và Long Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm và có thể mở rộng lên công suất 20 triệu thùng/năm vào năm 2025).

Như vậy, nếu các nhà máy đúng tiến độ thì tới 2020, Việt Nam có thể không phải phụ thuộc vào các sản phẩm xăng, dầu nhập khẩu. Năm 2015 do nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dầu thô. Dự kiến nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2025 là từ các nước: Kuweit, Venezuela và Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)