Tại các nước đang phát triển:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 26)

Nghiên cứu ở các nước này cho thấy, việc chạy mô hình hồi qui tuyến tính của mô hình Fama French thích hợp hơn mô CAPM. Nhưng tùy vào đặc điểm của từng nước mà việc áp dụng có thể không được như mong đợi như ở các nước phát triển.

- Tại Ấn Độ, Fama French có thể giải thích và dự đoán được tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán, nhà đầu tư có thể cân nhắc và vận dụng hai mô hình này để việc kinh doanh chứng khoán một cách hiệu quả.

- Nhưng tại Hàn Quốc nghiên cứu cho thấy mô hình Fama French chỉ phù hợp để dự báo tỷ suất sinh lợi trong thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian ngắn nhưng không phù hợp trong khoảng thời gian dài. Với khoảng thời gian nghiên cứu là 26.5 năm cho thấy biến thị trường, qui mô và giá trị không giải thích và dự báo được tỷ suất sinh lợi của chứng khoán và danh mục của nó. Thêm vào đó, nhân tố chính ảnh hưởng đến mô hình để giải thích tỷ suất sinh lợi là tính thanh khoản, sự công bố thông tin và sự lan rộng của việc cấp tín dụng.

- Ở Thái Lan, mặc dù mô hình Fama French thích hợp hơn mô hình CAPM nhưng mô hình Fama French lại không là lý thuyết tài chính hỗ trợ tốt cho việc giải thích tầm ảnh hưởng của các biến đến tỷ suất sinh lợi. Còn tại Đài Loan, mô hình Fama French thì chỉ có 2 biến rủi ro thị trường và quy mô là có nghĩa thống kê, còn biến

giá trị thì tỏ ra ít có ý nghĩa trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi. Do đó, mô hình ba nhân tố Fama French không thể áp dụng hoàn toàn tại thị trường chứng khoán nước này.Thị trường chứng khoán Đài Loan tuy ra đời cách đây 47 năm nhưng vẫn là một thị trường còn nông cạn và chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, nên việc đầu tư tiền vào chứng khoán còn tập trung vào một số mục tiêu đặc thù và theo khuynh hướng tâm lý bầy đàn, do đó gây ra bẫy thanh khoản và hiện tượng doanh thu bất thường. Thêm vào đó, do một số chính sách như giới hạn mức biến động giá chứng khoán trong một ngày là 7% hoặc nếu như chỉ số index rớt điểm trầm trọng thì chính phủ sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán để kéo điểm tăng lại. Điều này sẽ làm cho chỉ số index cao tuy nhiên không phản ánh trung thực vị thế của thị trường. Ngoài ra, có hiện tượng “window dressing” ở Đài Loan, các công ty cố gắng làm đẹp Báo cáo tài chính vì thế giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực của công ty và có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, vì thế họ có xu hướng tin vào các phân tích kỹ thuật hơn là phân tích cơ bản và quen với việc mua chứng khoán có giá cao và bán chứng khoán giá thấp.

Bảng 1.2: Kết quả áp dụng mô hình CAPM và Fama French tại các nước đang phát triển

Quốc gia Cách thu thập dữ liệu Tác giả Kết quả

CAPM FF3FM

Ấn Độ 364 cổ phiếu

(6/1989-3/1999)

Gregory Connor, Sanjay

Sehgal (2001) 75,00% 84,22%

Hàn Quốc 868 cổ phiếu

(7/1981-12/2007)

Kyong Shik Eom, Jong-Ho

Park (2008) 4,16% 2,52%

Thái Lan 421 cổ phiếu

(7/2002-5/2007)

Wasunsakul, Sirina phuangnark, Jitwatthana

Joongpong (2009)

29,47% 62,42%

Đài Loan 90 cổ phiếu (7/2006-

6/2009) Chun-Wei Huang (2010) 55,80% 69,90%

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)