Thực trạng của ngành dầu khí Việt Nam:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 33)

2.2.1. Vị thế trên thế giới:

Việc xuất khẩu dầu thô đã thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam và trở thành mặt hàng xuất khẩu số một của nước này. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành mở cửa nhiều mỏ dầu mới cho các công ty nước ngoài tiến hành thăm dò.

Với sản lượng dầu thô 360.000 thùng/ngày, Việt Nam hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia. Do chưa có nhà máy lọc dầu, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất

trong khu vực. Việt Nam muốn giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài trong việc phát triển nền công nghiệp trong nước. Do đó, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa nhiều công ty Nhà nước lớn, đưa những công ty này trở thành những công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Các công ty Nhà nước của Việt Nam đang được khuyến khích thu hút vốn nước ngoài thông qua cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh của Việt Nam. Nhiều công ty con của Petro Vietnam đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, đồng thời, việc niêm yết ở nước ngoài cũng đã được bàn đến. Trong khi đó, việc xếp hạng tín dụng quốc tế của Việt Nam được cải thiện cũng thúc đẩy những khoản đầu tư mới vào ngành dầu khí của Việt Nam.

2.2.2. Hiện trạng ngành dầu khí Việt Nam:

Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước. Đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát riển nền kinh tế quốc dân thời gian qua.

Ngoài việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, ngành dầu khí đã phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng khác như: chế biến lọc hóa dầu, kinh doanh sản phẩm dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí và cung cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu khí, xây dựng các nhà máy điện với doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác của đất nước.

Theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025, tổng trữ lượng dầu khí của Việt nam được đánh giá đạt khoảng (3,8÷4,2).109 tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng (1,4÷1,5).109 dầu khí ngưng tụ và (2,4:2,7).1012 m3 khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập trung chủ yếu ở vùng sâu, xa bờ như: bể Phú Khánh, vùng Tư Chính - Vũng Mây.

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn khí

Cho đến nay, tổng lượng khí có thể khai thác ở thềm lục địa Việt Nam đưa vào sử dụng là 150.109 m3 khí. Dự kiến có thể phát hiện thêm khoảng (100÷160).109 m3 khí nữa, nâng trữ lượng khí khu vực thềm lục địa lên (200÷250).109 m3 khí.

Hiện nay, mới chỉ có 2 vùng trữ lượng khí có thể khai thác từ 2000-2015 đó là bể Cửu Long với (30÷40).109 m3 khí và bể Nam Côn Sơn: (95÷100).109 m3 khí, hàng năm có thể cấp khoảng (15÷16).109 m3 khí cho phát điện. Lượng khí phục vụ cho các ngành khác chiếm dưới 20% tổng nhu cầu sản phẩm khí.

Dự kiến trong thời gian tới năm 2020, trữ lượng và khả năng khai thác khí tự nhiên của Việt Nam có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước, nếu phải nhập khẩu thì lượng nhập khẩu không lớn và có thể nhập từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á khi có đường ống khí đốt liên kết trong khối ASEAN.

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu

Theo “chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” và một số tài liệu đã xác định các mỏ phát hiện dầu khí được tìm thấy ở Việt Nam được tập trung ở 3 bể trầm tích lớn là: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh. Trong đó, dầu thô được tìm thấy chủ yếu ở bể Cửu Long.

Theo kết quả đánh giá cuối năm 2010, tổng tiềm năng thu hồi dầu dự kiến khoảng 440 triệu tấn. Về khả năng khai thác dầu, năm 2004 sản lượng khai thác trong nước được 20,35.106 tấn và năm 2009 duy trì ở mức trên 16,0.106 tấn. Nếu không tìm ra được các nguồn dầu mới và không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ có khoảng 3.106 tấn/năm vào năm 2025.

Thời gian qua, dầu thô khai thác của Việt Nam chỉ phục vụ cho xuất khẩu do Việt Nam chưa có các nhà máy lọc dầu. Từ cuối năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận hành với công suất 6,5.106

tấn/năm, có thể đáp ứng 30% các sản phẩm xăng dầu trong nước. Hiện nay Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư 2 dự án nhà máy lọc dầu mới là Nghi Sơn (công suất

10 triệu thùng/năm) và Long Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm và có thể mở rộng lên công suất 20 triệu thùng/năm vào năm 2025).

Như vậy, nếu các nhà máy đúng tiến độ thì tới 2020, Việt Nam có thể không phải phụ thuộc vào các sản phẩm xăng, dầu nhập khẩu. Năm 2015 do nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dầu thô. Dự kiến nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2025 là từ các nước: Kuweit, Venezuela và Liên bang Nga.

2.2.3. Phân tích thực trạng cổ phiếu ngành dầu khí hiện nay

Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty ngành dầu khí Mã CK Vốn hóa (tỷ) P/E P/B TT DT (%) EPS ROA (%) ROE (%) LNST/ DT Nợ/TTS (%) APP 53,12 6,25 0,98 3,39 2,15 14,56 21,07 0,08 30,90 ASP 189,5 15,67 0,75 -4,26 0,53 1,86 5,96 0,01 66,98 CCL 177,5 83,63 0,64 -23,44 0,08 0,50 0,96 0,06 48,20 DPM 16.565 7,47 1,75 -22,29 5,84 23,96 27,70 0,24 11,57 PCT 140,3 15,11 0,57 6,50 0,40 2,23 3,58 0,01 37,75 PDC 75,00 10,62 0,56 -31,60 0,47 3,34 4,35 0,06 23,26 PET 1.460 9,17 1,18 13,26 2,28 4,45 22,50 0,02 78,06 PFL 235 0,00 0,60 21,82 0,00 -15,13 -23,68 -12,64 36,12 PHH 173,8 290,03 0,67 4,04 0,03 0,32 1,01 0,00 60,25 PLC 1.562 8,26 1,38 1,93 2,91 7,97 21,31 0,04 62,61 PPE 8,20 80,23 0,54 79,49 0,05 0,10 0,20 0,00 51,12 PPS 175,5 7,53 0,95 -46,19 1,55 1,60 16,93 0,03 90,56 PSG 129,5 0,00 -0,65 -75,82 0,00 -21,12 97,29 -8,12 115,02 PSI 514,6 163,50 0,84 19,66 0,05 0,55 0,85 0,03 35,94 PTL 454,8 0,00 0,49 36,34 0,00 -5,62 -13,35 -0,24 51,33 PVA 107 0,00 1,34 -24,69 0,00 -4,67 -78,60 -0,27 88,37 PVC 920 11,71 1,07 -3,04 1,57 9,54 24,62 0,06 54,14 PVD 22.709 9,58 2,31 23,61 8,61 9,75 21,29 0,14 54,09 PVE 230 15,37 0,74 14,39 0,60 2,20 6,18 0,03 62,52 PVI 4.327 13,15 0,67 -43,52 1,57 4,78 9,59 0,17 44,19 PVL 245 0,00 0,50 -89,80 0,00 -3,13 -6,25 -5,28 50,02 PVR 249 0,00 0,47 -95,77 0,00 -0,41 -1,25 -4,97 67,02 PVS 13.088 8,31 1,58 1,03 3,53 7,99 23,01 0,07 59,29 PVT 3.629 15,16 1,29 0,95 1,03 3,74 12,68 0,07 62,06 PVX 2.560 0,00 2,37 12,70 0,00 -11,80 -180,25 -0,37 82,69

PXA 76,5 0,00 1,63 -77,10 0,00 -9,07 -100,74 -1,93 91,00 PXI 207 75,58 0,65 -19,29 0,09 0,49 1,65 0,01 69,72 PXL 420,8 0,00 0,50 -59,18 0,00 -0,60 -0,70 -0,14 13,58 PXM 52,5 0,00 -0,47 2,53 0,00 -36,66 128,99 -0,70 128,42 PXS 1.115 12,25 1,79 -16,40 1,82 6,55 16,25 0,10 59,68 PXT 118,9 0,00 0,66 -46,62 0,00 -5,85 -21,17 -0,11 72,37 SDP 86,69 12,15 0,55 7,56 0,64 1,25 6,59 0,01 81,06

Số liệu tính dựa theo năm 2012 và 2013. (Theo cafef.vn)

Hiện số lượng các doanh nghiệp trong ngành niêm yết trên sàn chứng khoán chiếm khá lớn, xếp thứ 2 trong các ngành với 32 công ty trong đó 12 mã niêm yết tại HOSE và 20 mã niêm yết tại HNX. Riêng các công ty niêm yết sàn HOSE thì đặc biệt nổi trội về lượng vốn hóa, công ty dẫn đầu là PVD, lượng vốn hóa đạt 22709 tỷ chiếm 31,52% lượng vốn hóa toàn ngành, DPM đứng vị trí thứ hai với lượng vốn hóa đạt 16565 tỷ chiếm 22,99% lượng vốn toàn ngành.

Theo báo cáo cuối năm 2013, có 16 công ty tăng trưởng doanh thu âm, nổi bật là PVR với -95,77%. Bên cạnh đó có 16 công ty tăng trưởng so với cuối năm 2012, nổi bật là PPE tăng trưởng 79,49%.

Bảng 2.2: Chỉ số ROE và P/E của một số ngành năm 2013 Nhóm ngành ROE P/E Bất động sản 15% 13,3 CN viễn thông 11% 11,8 Chứng khoán 7% 19 Dầu khí 11% 10,1 Du lịch dịch vụ 17% 10,6 Dược phẩm 22% 10,8 Sản xuất KD 14% 9,3 Thủy sản 12% 10,2 Thực phẩm 19% 20,9 Xây dựng -3% 19,7 (nguồn: cophieu68.vn)

Ta thấy chỉ số ROE và P/E của ngành dầu khí đều ở mức trên trung bình của thị trường. Điều này sẽ biểu hiện rõ hơn qua hai biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: ROE của một số ngành năm 2013

Biểu đồ 2.4: P/E của một số ngành năm 2013

-5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% ROE ROE 0 5 10 15 20 25 P/E P/E (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ về thời gian cũng như về chất lượng hoạt động so với thế giới. Qua các giai đoạn thăng trầm, NĐT vẫn chưa tìm được một quy luật, cách đi nào cho con đường đầu tư của mình, họ chịu tác động quá nhiều vào động thái đám đông. Việc vận dụng lý thuyết đầu tư hiện đại vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Vì vậy, cần có những công ty chuyên cung cấp các kết quả kiểm định và đo lường các chỉ tiêu về rủi ro và lợi nhuận của chứng khoán. Điều này giúp mang lại thuận lợi cho các NĐT cá nhân (thành phần chủ yếu tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam) trong việc đầu tư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về triển vọng khi đầu tư vào ngành Dầu Khí, tác giả sẽ tiến hành ứng dụng hai mô hình CAPM và Fama-French vào chương sau.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH FAMA-FRENCH VÀO NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.1.Phương pháp xử lý số liệu:

3.1.1. Số lượng công ty thuộc ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khoán Việt Nam:

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, có 32 công ty trong ngành tham gia niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Nội dung về tên công ty, mã chứng khoán và sàn giao dịch được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Các cổ phiếu được niêm yết trên TTCKVN thuộc ngành Dầu Khí

STT

CK

Tên Công Ty Ngày

GDĐT Sàn GD

1 APP Công ty cổ phần phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

05/10/2010 HNX 2 ASP Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An

Pha

15/02/2008 HOSE 3 CCL Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô

thị Dầu khí Cửu Long

03/03/2011 HOSE 4 DPM Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu

khí - CTCP

05/11/2007 HOSE 5 PCT Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Dầu khí

Cửu Long

12/09/2011 HNX 6 PDC Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương

Đông

29/09/2009 HNX 7 PET Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng

hợp Dầu khí

12/09/2007 HOSE 8 PFL Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô 17/11/2010 HNX 9 PLC Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex -

CTCP

27/12/2006 HNX 10 PPE Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu

khí Việt Nam

21/09/2011 HNX 11 PPS Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Điện

lực Dầu khí Việt Nam

07/01/2011 HNX 12 PSG Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khí Sài Gòn

15/03/2011 HNX 13 PSI Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí 21/07/2011 HNX 14 PTL Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô

thị Dầu khí PVC

15 PVA Công ty cổ phần Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An

12/12/2008 HNX 16 PVC Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa

phẩm Dầu khí - CTCP

15/11/2007 HNX 17 PVD Tổng công ty Cổ phần khoan và Dịch vụ

Khoan Dầu khí

05/12/2006 HOSE 18 PVE Tổng công ty tư vấn Thiết kế Dầu khí -

CTCP

02/01/2008 HNX 19 PVI Công ty cổ phần PVI 10/08/2007 HNX 20 PVL Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí 15/04/2010 HNX 21 PVR Công ty cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao

cấp Dầu khí Việt Nam

21/06/2010 HNX 22 PVS Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật

Dầu khí Việt Nam

20/09/2007 HNX 23 PVT Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí 10/12/2007 HOSE 24 PVX Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí

Việt Nam

19/08/2009 HNX 25 PXA Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại

Dầu khí Nghệ An

22/02/2011 HNX 26 PXI Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp

và dân dụng Dầu khí

21/06/2010 HOSE 27 PXL Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng

Thương mại Dầu khí - IDICO

09/12/2010 HOSE 28 PXM Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí miền

trung

21/06/2010 HOSE 29 PXS Công ty cổ phần kết cấu Kim loại và Lắp

máy Dầu khí

02/06/2010 HOSE 30 PXT Công ty cổ phần xây lắp Đường ổng bể

chứa Dầu khí

01/06/2010 HOSE 31 PHH Công ty cổ phần Hồng Hà Dầu khí 17/03/2010 HNX 32 SDP Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại

Dầu khí Sông Đà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15/04/2009 HNX

3.1.2. Số kỳ tính toán cho mỗi chứng khoán

Tác giả chọn thời điểm bắt đầu từ tháng 1 năm 2009, quy định kỳ tính toán theo tháng, như vậy sẽ có 60 quan sát về TSSL cho từng danh mục để sử dụng cho mô hình CAPM và FF3FM. Tùy vào thời điểm niêm yết mà mỗi chứng khoán có chuỗi TSSL theo tháng dài ngắn khác nhau. Áp dụng công thức:

𝑟 =𝑃𝑡+1− 𝑃𝑡 + 𝐷𝑡+1 𝑃𝑡

Trong đó: Pt: Giá đóng cửa của chứng khoán kỳ thứ t Pt+1: Giá đóng cửa của chứng khoán kỳ thứ t+1 Dt+1: Cổ tức bằng tiền của chứng khoán kỳ thứ t+1

Nhưng để tính TSSL trong bài thì tác giả bỏ qua yếu tố cổ tức, Dt+1=0.

(Xem giá và TSSL theo tháng của từng cổ phiếu tại phụ lục 1)

3.1.3. Thu thập lãi suất phi rủi ro (Rf):

Qua giao dịch, lãi suất trái phiếu luôn thay đổi từng ngày. Trong điều kiện thông tin thị trường Việt Nam không đầy đủ, một số trang web nước ngoài đáng tin cậy như investing.com… không cho phép tra cứu thuận lợi như những năm về trước, chỉ cho phép tra cứu từ tháng 8/2012, nên tác giả không thể tra cứu được lãi suất phi rủi ro cho từng tháng cụ thể.

Nên bài nghiên cứu này sử dụng lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm do Kho Bạc Nhà Nước phát hành, vì loại trái hiếu này được giao dịch nhiều nhất, do đó có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường.

Số liệu lấy từ các thông báo kết quả đấu thầu của nhiều trang web của: Wall street securities, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Công ty CP tư vấn và thẩm định giá Việt Nam, cũng như các bản tin trái phiếu của công ty chứng khoán Tân Việt. Lãi suất này là lãi suất trúng thầu của các đợt đấu thầu loại trái phiếu chính phủ 5 năm của Kho Bạc Nhà Nước, bỏ qua các đợt đấu thầu không thành công. Qua thu thập số liệu theo

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Dầu khí (Trang 33)