Hợp tác song phương

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 72)

II. HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM

2. Hệ thống thể chế và pháp luật

2.1.2. Hợp tác song phương

Xét trong khuôn khổ hợp tác song phương, mối quan hệ hợp tác phát triển Việt – Trung là tiền đề cho sự vận hành hiệu quả của 2 tuyến hành lang kinh tế.

Quan hệ chính trị

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký 52 hiệp định ở cấp nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.

Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Trong năm 2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Trung Quốc vào tháng 8; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam tháng 11; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có hai cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhân dịp dự Hội nghị ASEM 6 tại Phần Lan vào tháng 9 và dịp dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh vào tháng 10.

Bước vào năm 2007, mối quan hệ hữu nghị của 2 quốc gia lại tiếp tục được thắt chặt bằng các chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (3/2007). Trong các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng

định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được tổ chức thường xuyên với nội dung phong phú, thiết thực. Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn.

Phía Việt Nam đã lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (1993), Hongkong (1994). Tháng 5/2004, Việt Nam mở thêm hai Tổng Lãnh sự quán tại Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây), Trung Quốc. Phía Trung Quốc lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh (1993).

Quan hệ giữa các tỉnh biên giới của hai nước cũng được tăng cường mạnh mẽ, lãnh đạo thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, bàn việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch v.v... giữa hai bên cũng như công tác trong việc giữ gìn trật tự trị an vùng biên giới, góp phần đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước. Đặc biệt là đầu tháng 6/2007, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức đoàn của 7 tỉnh biên giới phía Bắc và thành phố Hải Phòng tiến hành xúc tiến kinh tế thương mại tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông - Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên trong hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, đầu tư. Trong dịp này, các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam đã ký Thỏa thuận với Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc về việc thành lập Ủy ban/Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh biên giới hai nước

Chính sách thương mại

Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 30 văn bản thoả thuận, trong đó có các hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán hàng hóa tại vùng biên giới, Hiệp định về

thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế, Hiệp định thanh toán, các hiệp định về giao thông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Các hiệp định này được ký kết cùng với việc khai thông nhiều cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt-Trung đã tạo thuận lợi cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác trao đổi hàng hóa, mở ra một thời kỳ mới trong giao lưu kinh tế qua biên giới.

Từ tháng 2/2002, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam Quy chế tối huệ quốc về thuế suất đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt là nhóm hàng nông-lâm-hải sản và thực phẩm chế biến.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán với Trung Quốc, trong đó có những văn bản quy định riêng về trao đổi hàng hóa qua biên giới, cho phép một số tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc được thực hiện một số chính sách ưu đãi tại khu kinh tế cửa khẩu, quyết định bỏ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích xúc tiến xuất khẩu như chế độ thưởng xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí xúc tiến xuất khẩu, cho phép các đại diện nước ngoài hưởng hoa hồng môi giới xuất khẩu, doanh nghiệp vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng mức lãi suất ưu đãi.

Bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng, Chính phủ Việt Nam còn tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như chủ động đàm phán các hiệp định và thỏa thuận kinh tế, thương mại đa phương và song phương; kịp thời đàm phán tháo gỡ những ách tắc và khó khăn về thị trường giữa hai nước; cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại diện thương mại ở nước ngoài; hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham gia hội chợ thương mại ở nước bạn.

Việc tăng thêm các chi nhánh ngân hàng tại các cửa khẩu và áp dụng một số cơ chế thông thoáng đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp hai nước thanh toán qua ngân hàng trong mậu dịch qua biên giới. Tỷ trọng buôn bán chính ngạch đang ngày càng chiếm ưu thế so với buôn bán tiểu ngạch, làm giảm đáng kể tình trạng tranh chấp thương mại, lừa đảo trong buôn bán qua biên giới.

Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2015 có phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để

tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên mậu, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, trao đổi thương mại trên cơ sở quan hệ kinh doanh thương mại bình đẳng theo đúng khuôn khổ WTO. Dưới đây là những định hướng lớn phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn đến năm 2015 [6].

Về xuất khẩu: Tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt

về nguyên liệu và một số hàng hoá khác như nông sản, thuỷ sản để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Trước hết, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI để đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá của khu vực. Phấn đấu tăng tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc. Đẩy mạnh hợp tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Trung Quốc. Nghiên cứu xây dựng các điểm tăng trưởng xuất khẩu mới trong giai đoạn 2007-2015 và xây dựng chương trình ở cấp quốc gia để thực hiện điểm tăng trưởng xuất khẩu này. Rà soát các chính sách, biện pháp hạn chế, cản trở xuất khẩu để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu. Trong giai đoạn 2007-2015, dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc bình quân đạt mức 15, 5%.

Về nhập khẩu: Trong giai đoạn 2007-2015, nhập khẩu của Việt Nam từ thị

trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do mở cửa thương mại và nhu cầu về nguyên liệu, thiết bị, máy móc của ta vẫn còn lớn. Sẽ có sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử. Dự báo, tốc độ tăng nhập khẩu vẫn ở mức cao từ nay cho đến 2015, trong đó giai đoạn 2007-2015 tăng cao hơn. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm.

Về xử lý nhập siêu: do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hoá

ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam tăng có mức độ và các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa thể phát huy tốt hiệu quả thì tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 chưa thể có sự thay đổi lớn thậm chí còn tăng đến 2015. Tuy nhiên việc nhập siêu từ Trung Quốc phải có cái nhìn tổng thể và dài hạn. Nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này là điều kiện để tăng xuất khẩu ở thị trường khác. Như vậy, Việt Nam có thể đặt vấn đề là không để nhập siêu từ Trung Quốc tăng quá mức.

Về phát triển mậu dịch biên giới: Phấn đấu đến năm 2010, tiến tới lành mạnh

hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt – Trung để góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung. Phấn đấu xây dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới Việt Trung để phục vụ cho hoạt động xuất nhập của cả nước qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cần xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước. Phát triển biên mậu Việt Trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Về phát triển thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ sẽ phát triển nhanh,

có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2015 sẽ phát triển mạnh hơn so với thương mại hàng hoá. Trong nhóm dịch vụ thương mại thì dịch vụ vận tải, kho ngoại quan và cảng biển sẽ phát triển rất nhanh, đặc biệt là sau 2010. Dự báo, hàng quá cảnh của Trung Quốc qua cảng Hải Phòng có thể sẽ lên tới 1 triệu tấn vào năm 2010 và 5 triệu tấn vào năm 2015.

Về phát triển cơ sở hạ tầng thương mại: Tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở

hạ tầng cho hoạt động thương mại như đường giao thông, các khu kinh tế cửa khẩu, nâng cấp các cảng chu chuyển. Đẩy mạnh hợp tác về ngân hàng, thanh toán, kết cấu hạ tầng về thông tin. Đầu tư cho công tác hải quan, kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu. Hai quốc gia cũng đã hợp tác phát triển các khu kinh tế, khu thương mại tự do ở khu vực cửa khẩu để thu hút đầu tư cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại ở

khu vực này, điển hình có thể kể đến” Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Nhìn chung, Việt Nam đang thay đổi khung chính sách theo hướng mở hơn rất

nhiều để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào NSEC nói riêng và thế giới nói chung. Các thủ tục hành chính điều chỉnh hoạt động ngoại thương vốn từ lâu là trở ngại lớn đối với các dooanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì nay cũng đã dần dần được đơn giản hoá để hài hoà với khung chinh sách chung của những hợp tác khu vực, hợp tác toàn cầu mà Việt Nam tham gia. Quá trình này không phải một sớm một chiều là có thể hoàn thiện, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, với những mối quan hệ mà Việt Nam nắm giữ, những cam kết khu vực, song phương, đa phương mà Việt Nam đã kí kết ngày càng nhiều, là cơ sở để chúng ta có thể hi vọng vào một hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w